Category Archives: Khác

ĐÔ THỊ – XàHỘI

ĐÔ THỊ – XÃ HỘI

Image

Tôi xin phép được trình bày một góc nhìn của cá nhân tôi, vấn đề thuộc khái niệm “ĐÔ THỊ – XÃ HỘI”. Có lẽ tôi đã ăn cắp từ khái niệm “DOANH NGHIỆP – XÃ HỘI” được nhắc đến nhiều ở nước Anh. Điều đã làm tôi nhớ đến khái niệm này là từ một chuyến đi, có lẽ vì tôi chưa bao giờ trải qua nên nó làm cho tôi ấn tượng sâu sắc.

          Chúng tôi kẹt lại Lăng Cô sau một ngày thăm thú cảnh đẹp quê mình bởi hôm sau thì cơn dông ập xuống trong lúc chúng tôi còn say giấc, không nắng đẹp như hôm qua, thời tiết nơi đây thật thất thường. Chạy cơn dông cấp 5, tôi đi tìm xe đò, nhưng không còn vé trong ngày, đành phải đi tàu hỏa, nhưng thực ra sau tết, chiều vào Nam cũng không còn vé. Chúng tôi muốn đi Nha Trang sớm để kéo dài kỳ nghỉ phép, lựa chọn tốt nhất là bắt chuyến qua đêm. May là ông chủ nhà trọ vốn là bạn tâm giao với các chú ở trạm Ga Lăng Cô nên chúng tôi được bớt giá. Nhảy vội toa số 5 khoảng 21 giờ 30 phút khi đoàn tàu vẫn đang chầm chậm tiến lên vì theo lịch trình không dừng lại ở đây. Điều đó cần sự phối hợp của một hệ thống từ trạm Ga đến lái tàu và người quản lý toa mà vẫn đảm bảo giờ tàu chạy. Dường như có gì đó hụt hẫng quanh đây, khi quên một lời cám ơn, suốt chặng đường đi từ lúc tìm vé tàu đến lúc ngồi uống trà với mấy chú ở trạm là bao cảm nhận không thể nào quên, không thể nói thành lời, chỉ biết chấp nhận vì đó là giải pháp duy nhất lúc này, đến Nha Trang.

          Liệu sau tết số lượng toa tàu có giảm như số lượng xe đò không? Đa phần mọi người trên chuyến tàu đều từ Bắc vào Nam và câu trả lời của họ là: “không có vé đâu mà mua”. Những người già, trẻ em và phụ nữ đều đã mệt dù lúc này chỉ mới hơn 9h tối. Một quãng đường quá dài và câu trả lời của một bác ở ngành đường sắt vừa về hưu mà tôi quen biết là không thể làm nổi, đành phải như thế. Không thể tăng thêm toa giường nằm, không có để mà thêm,… suốt hơn 30 năm như vậy rồi. Điều đó làm tôi không sao ngủ được, không phải vì tôi không nhận thức được đó là một điều hiển nhiên, một điều bình thường và cần phải tìm một chỗ trống nhỏ nhoi nào đó để ngủ cho chuyến hành trình ngày mai mà vì tôi đang mải nghĩ ra một cách nào đó để có thể thay đổi.

          Ở trạm Lăng Cô, không chỉ có những người học ở trường trong thị trấn Lăng Cô bây giờ, cũng có những người trẻ tuổi vì một duyên phận nào đó mà trở nên gắn bó, một anh bảo vệ chỉ mới 21 tuổi quê ở Nghệ An, một anh cán bộ kỹ thuật trẻ từ Lạng Sơn về đây lập gia đình. Chúng tôi ngồi đợi chuyến tàu bên ấm trà nóng đã kịp lạnh khi vừa rót ra, phía trên cao treo trang trọng lời dặn dò của Bác với các cán bộ nhân viên ngành đường sắt, trên bảng thông báo vẫn còn không khí của ngày tết và hạn chót nộp lời hứa đảm bảo an toàn đường sắt. Hầu hết nhân viên của trạm đều được cấp đất xây nhà xung quanh trạm, không có ai xây dựng nhà hai tấm cả. Chú có thâm niên lâu nhất ở đây đã nói với chúng tôi: “Các chú ở đây, cả đời chỉ biết hai chữ “phục vụ”. Các chú chưa đi Bà Nà, Bạch Mã,… nhưng có lẽ các chú đã từng ở đó thời chiến tranh, khi còn rất trẻ.

          Chỗ ngủ của nhân viên toa chỉ vừa đủ chiều ngang, không duỗi chân được, vậy mà hai người nằm chung một buồng. Tôi tự nhủ với lòng mình: cần giảm tối đa toa ghế ngồi, chỉ để toa giường nằm thôi. Ông bác vừa về hưu của tôi vẫn chưa đồng ý với giải pháp trong trường hợp này. Vậy là tôi lại nghĩ tại sao không xoay ngang ghế, thành các băng vải dù dọc theo chiều dài của toa tàu vào buổi tối, như vậy có thể ngồi và cũng có thể nằm được, khi cần thiết có thể làm bốn băng như vậy, tăng thêm một tầng nằm trên cao như xe đò hay máy bay.

          Trên các trang web, tin tức, phóng sự, cả ký sự hỏa xa nữa chúng ta thấy một hình ảnh đẹp đến thế nào. Trong hơn 30 năm qua, Ngành đường sắt đã có những thành tích: http://www.vr.com.vn/cty-xeluagialam/index.asp, nhưng đâu là mục tiêu cơ bản – ăn, ở, mặc và đi lại – chúng ta chưa chăm lo được giấc ngủ cho nhân dân. Cả nước chỉ mới có 03 Công ty chế tạo đầu máy, toa xe, trong khi có rất nhiều các Công ty dịch vụ – đây cũng là tình trạng chung của cả nước – vậy thì trên hai thanh ray cách nhau 1m kia đang tải một khối lượng lớn hơn nó rất nhiều. Tôi là một người may mắn, khi lần đầu tiên tôi được đi tàu là ở một đất nước xa xôi, toa giường nằm êm lắm, rộng hơn, sạch hơn, hai thanh ray cũng rộng hơn nhiều – an toàn hơn. Đó là chưa kể đến khả năng lây nhiễm bệnh như cúm, người nằm chen chúc, san sát, không còn lối đi, cửa sổ kín mít, máy lạnh buổi đêm rất tệ, những vết dơ đã cứng khừ không sao có thể như lau như ly được dù hằng ngày các nhân viên đều dọn vệ sinh.
Hằng hà xa số những lợi ích đang được chuyển tải trên hai thanh ray sắt đang oằn mình kia. Sự thay đổi sẽ dẫn đến những lợi ích đó sụp đổ, ngành đường sắt đem lại kim ngạch kinh tế chiếm tỷ trọng lớn và nhất là ảnh hưởng đến số phận của bao gia đình các vùng nghèo chưa được đô thị hóa toàn diện, với phương thức buôn hang hóa sản phẩm lấy công làm lời đã nuôi sống bao triệu đồng bào ta suốt dọc dài đất nước.

          Không có cách nào khác hơn đất nước chúng ta lại phải phụ thuộc các tập đoàn nước ngoài để có thể thay đổi với một cái giá không tương xứng với mức độ phát triển của bản thân, chúng ta phải trả nợ trong rất nhiều năm nữa. Bởi những con người hằng hà xa số đó đang nằm một cách bị động, đầu óc họ chỉ có thể tự an ủi bản thân mình: “đã là tốt lắm rồi”, liệu có thể trông chờ ở họ sức chiến đấu không mệt mỏi trong công cuộc xây dựng đất nước.
Chúng ta không thể thay đổi được gì đâu, bởi trong quá trình đó, những hành động tiêu cực như của chúng tôi vẫn được xem là bình thường và chúng tôi đã qua cửa soát vé tại ga Nha Trang nhờ vào một người xách hành lý mặc thường phục một cách dễ dàng như một kịch bản mà chúng tôi chưa một lần đọc qua. Lỗi chính ở mong muốn thôi thúc trong ta đấy chứ!

          Giải pháp chính ở nhà quản lý phải hình thành được quy trình hoạt động của ngành đường sắt, quy trình đó trước hết phải đảm bảo lợi ích của tất cả các bên tham gia vào quy trình đó và cải thiện được chất và lượng của các lợi ích đó nữa chứ không phải xin tiền hay thuê người nước ngoài vì không có được sự hoạt động tốt của quy trình thì bao nhiêu tiền của cũng không thể thay đổi được gì hoặc là chúng ta vẫn cứ như suốt hơn ba mươi năm qua có khi là tốt hơn là sử dụng số tiền mà chúng ta đã thu được suốt ba mươi năm qua để không thể thay đổi được gì. Chúng ta đã chẳng làm gì ngoài khai thác, khai thác, khai thác…

          Qua bài viết, tôi không mong đề xuất một mô hình về “ĐÔ THỊ – XÃ HỘI” mà muốn nhấn mạnh tầm quan trọng của những giá trị quy luật nền tảng cho sự phát triển đô thị bền vững. Có huy động được sức mạnh toàn dân, thấy rõ mục tiêu chung sẽ tạo sự phát triển hài hòa giữa các lợi ích, giữa dịch vụ đô thị và cơ sở hạ tầng xã hội,…

“GIẢI PHÁP TỔNG TOÀN NHẤT LÀ LÂU DÀI VÀ BỀN VỮNG THÌ KHÔNG CÓ AI THỰC HIỆN SUỐT BAO NHIỀU NĂM VÌ…”

Hồ Quốc Hiếu – 28/3/2010

Hieu_qh@yahoo.com

(tấm hình này được chụp vào ngày 07/3/2010)

Image

 

THƠ TÂN HÌNH THỨC ĐỨNG GIỮA ĐỜI THƯỜNG

http://thotanhinhthuc.org/
https://facebook.com/groups/thotanhinhthuc/
tanhinhthuc@yahoo.com

Description
https://facebook.com/groups/thotanhinhthuc/ : nơi tiếp nhận mọi ý kiến

https://www.facebook.com/thotanhinhthuc/info : nơi đăng tải sáng tạo những bài thơ THT

www.thotanhinhthuc.org : nơi lưu giữ những bài được các tác giả THT bình chọn.

1/ New Formalism Poetry” khi dịch ra tiếng Việt bằng nghĩa đen là “Thơ Tân hình thức” đã không đúng nghĩa của thuật ngữ này. Chữ “Form” ở đây là thể thơ. “New Form” có nghĩa là dùng những thể cũ, thêm hay bớt một vài yếu tố để làm thành thể mới.( Xin đọc thêm bài “Giải hình thức” trong mục “Hỏi đáp ABC”)

2/ Ðối với thơ Việt, chúng ta dùng kỹ thuật lập lại và vắt dòng chuyển tất cả những thể thơ có vần như lục bát, 5, 7, 8 chữ thành những thể thơ không vần (Xin đọc những bài thơ mẫu và bài “Thơ tân hình thức đọc” trong mục “Âm thanh đọc”).

3/ Ðưa ngôn ngữ thường ngày vào các thể thơ lục bát không vần, năm chữ không vần, bảy chữ không vần và tám chữ không vần để làm thành thi pháp đời thường. Mục đích là đưa đời sống vào trong thơ, khác với những dòng thơ cũ như vần điệu và tự do, có khuynh hướng xa lìa đời sống thực tại.

4/ Áp dụng tính truyện, để tạo nên ý tưởng liền lạc trong thơ.
5/ Cái hay của thơ không nằm nơi những con chữ khó hiểu hay bóng bảy như trong thơ vần điệu và tự do cũ mà nằm nơi ý tưởng và nghệ thuật diễn đạt.

6/ Một vài nhà thơ đã dùng dòng 10 chữ (10 âm tiết, theo thơ tiếng Anh), điều này cũng không đúng với hơi thở của người Việt vì dòng thơ 10 âm tiết chỉ phù hợp với người phương Tây, có hơi dài hơn. Cách tốt hơn hết, chúng ta cứ dùng lại các thể thơ Việt, tự nhiên và đã chuẩn với hơi nói của người Việt.

Ðể tìm hiểu rõ hơn, xin quí thân hữu và bạn đọc tham khảo thêm hai tác phẩm “Tân Hình Thức, Tứ Khúc và Những Tiểu Luận Khác” và “Tiểu Luận Dịch Tân Hình Thức” trong mục “Tiểu luận” trên website:www.thotanhinhthuc.org.

Khe Iem

Tất cả tạo nên: sự tương tác giữa sự thật và sự thật đang chảy trôi trước mắt chúng ta, chúng ta đang nói lên tiếng nói mà xung quanh muốn chúng ta nghe, chứ không phải nói lên những quan điểm của mình, chính vì vậy những dòng chảy của ngôn ngữ cũng giống như những dòng suối cứ vẫn chảy trôi theo cách của nó xuống những bờ đá như những dòng thác những suối nguồn tươi trẻ làm tâm hồn ta luôn tươi trẻ luôn đi tìm những điều mới mẻ thay vì lặp lại các khuôn mẫu từ ngày này qua ngày khác và không thể thích ứng với thực tại.

thơ THT là thơ phá vỡ cấu trúc ngữ pháp và đưa các từ ngữ thành các đơn vị tự do… sử dụng nó như những nốt nhạc tạo ra niềm vui thay vì nỗi buồn… tạo ra hy vọng và sự sống từ bế tắc và đổ nát…

thơ thông thường đa phần độc thoại, THT hướng đến sự đối thoại từ 2 hay nhiều người

Đọc thơ THT cần đọc chậm cảm nhận ý tứ từng ngôn từ… sống chậm để yêu thương nhiều hơn…

một giả thiết… các ý nghĩ chảy trôi trên các đầu dây thần kinh và gây ra tắc nghẽn chống lại phản xạ nghỉ ngơi khi cơ thể mệt mỏi vì vậy thay vì cố loại bỏ các ý nghĩ đó ra khỏi đầu thì khơi thông dòng chảy của các ý nghĩ đó… nghĩa là thúc đẩy các từ ngữ đang ám ảnh và lặp đi lặp lại mang nghĩa chuyển hóa sang một ý nghĩa khác trên chính từ ngữ bị lặp lại đó… khi các đầu dây thần kinh nhận được các tín hiệu khác (mới mẻ) sẽ đẩy và xóa mờ các ý nghĩ bị lặp đi lập lại theo quán tính do nỗi ám ảnh nào đó trong cuộc sống…tạo ra sự khai thông liên tục bất tận và không ngừng, như vậy các từ ngữ của ý nghĩ về mặt hình thức thì lặp lại nhưng ý nghĩa của chúng thì luôn được tươi mới, các sự kiện lịch sử của loài người chẳng hạn, chúng cố định trong sách giáo khoa xảy ra đối với một đời người, đôi khi chúng không đem lại hạnh phúc cho tương lai… Nếu tiếp tục kéo dài trở thành nỗi ám ảnh, nhưng trong mớ hỗn độn ấy hẳn có những giá trị tươi mới thúc đẩy sự phát triển trong tương lai,… với chiến tranh và hòa bình chúng đều không tồn tại trước khi loài người xuất hiện vậy nếu con người quay trở về quá khứ đến thời điểm trước khi con người tạo nên mâu thuẫn của sự phát triển sẽ nhận được đúng thiên đường mà con người mong đợi… hạnh phúc… bước qua các sự kiện là một quá trình dò dẫm trên những nút thắt tích cực,…tuy ít ỏi thậm chí chỉ có một , nhưng vì nó mà con người đã trải qua chiến tranh và hòa bình để đạt được,… sự tự do khai mở các ý nghĩ tại các nút thắt mà không lệ thuộc bất cứ ràng buộc nào đối với ý nghĩ, còn hình thức của ngôn ngữ giống như cái va ly vừa tay người chuyền cho người để đến với bờ hạnh phúc cực lạc mà không cần đến bất cứ sự ràng buộc xã hội nào… sự khởi đầu và kết thúc đều không mang tính xã hội (một sản phẩm thứ cấp của loài người đè nặng lên ý nghĩ bên trong não bộ con người)…. giấc ngủ không mang tính xã hội… do đó để ngủ tốt cần loại bỏ nó trong lúc ngủ.

Khi bộ óc chúng ta không phải thuộc lòng những gì chúng ta tạo ra nhưng vẫn hiểu chia sẻ và giúp đỡ lẫn nhau được thì bộ óc sẽ phát huy đầy đủ khả năng vô hạn của nó.

Xuân Thủy… 28/2/2014