Category Archives: Science

Nguyễn Ánh – một ẩn số của lịch sử Gia Long và triều Nguyễn – một thực thể vương quyền Đại Việt

Nhiều sự sao chép xuyên tạc thiếu văn hóa đạo đức nhưng chưa cơ quan chính quyền nào ngăn chặn và xem đó không phải trách nhiệm của mình. Bài viết bị đổi tên thành : Nguyễn Ánh – Gia Long: Kẻ tội đồ hay vĩ nhân lịch sử?
  • Trung Quốc lấy cái to lớn vĩ đại lấn át con mắt của người đời, người đời thấy đó mà ngưỡng mộ khâm phục, …còn văn hóa Việt Nam ta, mắt nguời đời phải lắng lòng và suy nghiệm đi vào đời sống thật của lịch sử (quá khứ, hiện tại, tương lai trong không gian và thời gian của vũ trụ mới tiếp thu vận hội tích tụ thành sức mạnh của người đời trong thiên nhiên vũ trụ quan được… đó là cái chiến thắng trong sự hòa hợp…đó là cái chiến thắng của một dân tộc tuy nhỏ bé nhiều bề, nhưng sở dĩ thắng được chính nhờ cái tinh hoa của cha ông đã đúc kết mà có được trở thành vô song.
  • Ở thời đại nào cũng vậy, quy luật muôn đời tự nhiên, sinh diệt là tất yếu không thể phủ nhận, cá lớn nuốt cá bé… tầm nhìn của Nguyễn Ánh cũng chỉ 1 câu: hưng dân trí, mở mang kiến thức cho nhân dân. Đó là ước mơ mà không dễ gì ai ở hoàn cảnh đó có được. Nhưng rõ ràng với một quốc gia vốn thiếu về nhiều mặt, dù tài giỏi (không phải chỉ chỉ riêng Nguyễn Ánh) ta vẫn thua xa Trung Hoa, nói gì là phương Tây, lịch sử không cho phép ông thỏa nguyện. Mà đến tận bây giờ sau 38 năm đổi mới, dân trí của 90tr con người vẫn chưa khá lên được.
  • Một đất nước mà mỗi lời nói của người này trởi thành trò diễu cười cho kẻ khác, không hề có tính xây dựng học hỏi lẫn nhau. Con người có thể đi đến đâu nếu họ không thể từ bi với nhau ngay cả những chuyện nhỏ nhặt.
  • Một đất nước có thực mới vực được đạo, có gì đó để thương lượng trên bàn đàm phán thì mới có thể tồn tại được, suy cho cùng phạm vi quốc gia là tương đối, mất nước mà khai thác đươc kinh tế của vũ trụ, muôn dân có thể no ấm mà tụ do nghĩ cho bản thân mình được thì đó chẳng phải là tốt hơn nhận viện trợ ODA thì buôc phải chấp nhận mua đồ phế phẩm của Trung Quốc, Nhật bản, phải thuê nhân công của họ, trong khi dân ta phải đi buôn lậu để sống, con cháu nai lưng học đại học để trở thành nhân công rẻ mạt mãi mãi không trả nợ được, vậy chẳng phải nô lệ vẫn là nô lệ hay sao, dù nước có độc lập tự do.
  • Nguyễn Ánh hay bất kỳ ai ở vị trí lịch sử của mình mà làm tròn gạch nối của lịch sử (chắc hẳn ở đâu cũng có sự thúc ép của nhóm lợi ích) thì đã có một Việt Nam Thống nhất như ngày nay. Quang Trung Nguyễn Ánh đều là bậc trí tài mà các thế hệ con cháu đều phải học hỏi và phát huy. Công tội thì luận làm gì để làm gì? Ta đây mới thực là tội đồ lớn nhất vì vậy hãy xem muôn người quanh ta là vô tội, kỳ thực đúng vậy.
  • Từ đời vua Minh Mạng, do an phận không kế nghiệp tổ tiên, tiếp tục chấn hưng dân trí, không nghe lời Nguyễn Ánh lo sự nghiệp đất Bắc Hà mà tự tìm đến an nhàn hưởng thụ, xây lăng tẩm không lấy nước non toàn cục làm trọng chỉ nhân tạo hóa mà không vận sức muôn dân. Nay, có bao nhiêu người lĩnh lương cả chục triệu / tháng của nhân dân, trong khi đời sống công nhân, nông dân bấp bênh, nộp phí để chỉ để chi trả cho tuyên truyền, để được hưởng quyền lợi, cấp nhà cấp đất, không chịu về hưu… nếu những người này làm đúng năng lực mà tiền công nhân dân đã trả hoặc được làm đúng lý tưởng của họ (họ muốn làm mà lực bất tòng tâm vì đơn độc) tự mình phải đánh mất lý tưởng vì nếu cố giữ lý tưởng thì mất đi tình nghĩa đồng đội, đồng chí. Cái nền móng của rường cột quốc gia là đây, sau 1975, chúng ta ồ ạt cho con em đi học mà không lấy chất lượng làm trọng như trước chiến tranh, mà lấy số lượng để nhanh chóng nắm giữ những vùng đất giành được, nhưng một vị tiến sỹ làm giám đốc một ngành y học mà lại không biết cộng trừ nhân chia thì khó lắm thay. Sao trách được, vấn đề ăn xin là tiểu mục, kinh tế thị trường là đại cục, nhưng máu xương còn đổ, còn oan ức trăm họ, liệu có chữ “nếu” kia thì có vậy không. Nếu tiếp tục há chẳng nguy khốn hay sao!
Xuân Thủy 29.9.2013
 
http://tapchisonghuong.com.vn/tin-tuc/p0/c7/n2529/Nguyen-Anh-mot-an-so-cua-lich-su-Gia-Long-va-trieu-Nguyen-mot-thuc-the-vuong-quyen-Dai-Viet.html
 

Nguyễn Ánh – một ẩn số của lịch sử Gia Long và triều Nguyễn – một thực thể vương quyền Đại Việt

16:07 | 02/06/2009
TRẦN CAO SƠN
Triều Nguyễn tồn tại gần 150 năm, kể từ khi Nguyễn Ánh lên ngôi hoàng đế với niên hiệu Gia Long – năm1802, tạo dựng một đế chế tập quyền trên toàn bộ lãnh thổ mà trước đó chưa hề có. Trải qua một thế kỷ rưỡi tồn tại, vinh hoa và tủi nhục, Triều đại Nguyễn là một thực thể cấu thành trong lịch sử Đại Việt. Những cái do triều đình Nhà Nguyễn mang lại cũng rất có ý nghĩa, đó là chấm dứt cuộc nội chiến, tranh giành quyền lực, xương trắng máu đào liên miên mấy thế kỷ, kiến tạo bộ máy quản lý hành chính trung ương tập quyền thống nhất mà Quang Trung – Nguyễn Huệ đã dày công vun đắp gây dựng trước đó. Dân tộc đã phải trải qua những năm tháng bi hùng với nhiều điều nuối tiếc, đáng bàn đáng nói ngay ở chính hôm nay. Song lịch sử là lịch sử, đó là một hiện thực khách quan.
Nguyễn Ánh - một ẩn số của lịch sử Gia Long và triều Nguyễn - một thực thể vương quyền Đại Việt
Vua Gia Long Nguyễn Ánh

Gắn với triều Nguyễn là Nguyễn Ánh – Gia Long, người kế tục sự nghiệp các Chúa Nguyễn tiền bối – người lập nên vương triều nhà Nguyễn – vương triều cuối cùng của nền đế chế phong kiến trung ương tập quyền Việt Nam.

I – Nguyễn Ánh: một ẩn số của lịch sử.
1.
 Vào lửa.

Nhìn nhận về con người này, thật không đơn giản, là một núi mâu thuẫn, mâu thuẫn do chính cuộc đời ông tạo ra, mâu thuẫn của hoàn cảnh lịch sử và đặc biệt, từ đó tạo ra mâu thuẫn của dân tộc với sự đa dạng trong cách nhìn, cách nghĩ được sản sinh tự nhiên từ ngàn vạn sự kiện thực hư, chính đáng và không chính đáng. Nếu không thật sự khách quan và chiêm nghiệm theo nhiều chiều cạnh, lát cắt của lịch sử, soi xét từ gần đến xa, từ sau đến trước, chủ thể và khách thể, hoá thân vào nhiều vị trí để có góc nhìn trọn vẹn, hoặc luôn bị kiềm toả bởi một định kiến chủ quan, thủ cựu thì thật khó thoát mình ra khỏi những sai lầm trong cách nhìn nhận vấn đề.

Nguyễn Ánh được sinh thành trong một xã hội nhiều xáo trộn; xáo trộn về thế lực, quyền bính, mâu thuẫn về quan niệm. Những nghệ thuật, thao lược dành chiến thắng trong cuộc sàng lọc khắt khe đã đạt đến đỉnh cao. Đánh giá về ông cũng phong phú, đa chiều và tràn đầy mâu thuẫn.

Trong lịch sử vương quyền, chưa một vị vua nào như Nguyễn Ánh, trước khi ngồi trên ngai vàng, cuộc đời và sự nghiệp lại nhiều gian lao và thách đố đến như vậy, cũng chưa thấy ai đầy lòng kiên nhẫn để mưu nghiệp lớn như ông. Hơn hai mươi năm lăn lộn, cận kề cái chết, nhưng ông vẫn vươn lên giành được thắng lợi cuối cùng. Mệnh trời đã mỉm cười với ông. Ông đã chiến thắng.

Chúng ta tự hào vì chúng ta có Nguyễn Huệ Quang Trung, thì đồng thời chúng ta cũng không thể lãng quên Nguyễn Ánh hoặc tuỳ tiện đánh giá về con người này. Hai thế lực, hai trận tuyến, là kẻ thù không đội trời chung. Nhưng hai con người này đều là thực thể Việt Nam. Mỗi người trong họ đã tạo cho người còn lại một môi trường của sự thử sức, lòng can đảm và sự khôn ngoan để đoạt chiến thắng từ tay đối phương. Đây là hai mặt trong một thể thống nhất biện chứng; mỗi người đều là căn cứ để đánh giá và nhìn nhận người kia.

Những tài năng trác tuyệt thiên bẩm của Nguyễn Ánh là không thể phủ nhận. Mười lăm tuổi (1777) cầm quân, xông pha trận mạc, quyết định những chiến thắng quan trọng và là linh hồn của các thế lực Đàng Trong. Mười tám tuổi (1780), qua những năm tháng thử lửa, ông đã chính thức được tôn vinh làm Chúa Nguyễn – Nguyễn Vương. Sài gòn – Gia Định trở thành thủ đô trong thánh địa của triều đại ông.

Sự nghiệt ngã của hoàn cảnh chính là lò bát quái, là nơi tinh luyện kim đan để kẻ tu hành đắc đạo? Trong sự va đập lịch sử thì lịch sử cũng biết tự chọn lựa. Một người đã đi đến đích, đã chiến thắng ở trận cuối cùng, đó là Nguyễn Ánh.

2. Sự mỉm cười của định mệnh.

Đất thánh Gia Định và sự che chở của các thế lực phong kiến

Nguyễn Huệ – Tây Sơn dấy binh với danh nghĩa hình thức là tiêu diệt tập đoàn tiếm quyền Trương Phúc Loan, được nhân dân hưởng ứng. Với thiên tài cầm quân, Nguyễn Huệ và anh em Tây Sơn đã nhanh chóng đánh đổ vương triều chúa Nguyễn và buộc họ phải chạy vào Gia Định. Việc tìm mảnh đất Gia Định giàu tiềm năng làm nơi ẩn náu, mai phục, mưu kế lâu dài cũng là một nước tính chiến lược. Trong con mắt của các thế lực đại địa chủ, thương nhân Sài gòn – Gia Định đương thời thì Nguyễn Ánh và chúa Nguyễn mới thực sự là người đaị diện. Họ đã ra sức che chở bảo vệ.

Nguyễn Ánh là chúa Nguyễn, là trực hệ của Nguyễn Kim, Nguyễn Hoàng; họ là hậu duệ chính đáng của những thế lực được sinh thành và phát triển qua những thách thức từ Vua Lê- Chúa Trịnh trên kinh đô Thăng Long. Họ đã đủ tầm sánh ngang với Chúa Trịnh dể quyết định vận mệnh đất nước. Từ khi Nguyễn Hoàng cai trị phương Nam rồi tiếp đến là: Nguyễn Phúc Nguyên, Nguyễn Phúc Lan, Nguyễn Phúc Tấn, Nguyễn Phúc Thái, Nguyễn Phúc Chu, Nguyễn Phúc Thụ, Nguyễn Phúc Khoát, nhìn chung đều là những minh vương. Duy có Nguyễn Phúc Thuần do còn qúa bé (12tuổi) bị rơi vào vòng kiềm toả của Trương Phúc Loan. Trong con mắt người dân các tỉnh phía nam lúc đó, mà tiêu biểu là giới quý tộc Gia Định thì Chúa Nguyễn là người đại diện chân chính.

Với hơn 200 năm tồn tại kế từ khi Nguyễn Hoàng gây dựng cơ nghiệp, các thế lực phong kiến cát cứ và bản địa như Vương quốc Phù Nam, Vương quốc Chămpa đều đã bị quy về một mối, sự tồn tại chỉ mang tính hình thức. Chúa Nguyễn đã tạo điều kiện cho sự phát triển nền kinh tế văn hoá các vùng phía nam mà các thế kỷ trước đó vẫn nằm trong tình trạng lạc hậu hoặc luôn bị sự khống chế của ngoại bang, điển hình là Chân Lạp và Xiêm La. Sự lớn mạnh về chính trị, quân sự, kinh tế của Nam Bộ gắn với lịch sử tồn tại của chính quyền trung ương tập quyền lúc đó: tập đoàn chúa Nguyễn.

Sau khi ý đồ đánh đổ chúa Nguyễn của anh em Tây Sơn đã lộ rõ, cộng với sự bất hoà quyền bính trong nội bộ phong trào, thì lập tức các thế lực thân tín đã quay lại bảo vệ Nguyễn Ánh và chống lại Tây Sơn, một sự chống cự quyết liệt.

Trong quá trình tồn tại, bên cạnh những thành tựu vĩ đại do Nguyễn Huệ tạo nên, đó là những chiến công hiển hách chống quân xâm lược, bảo vệ độc lập dân tộc, tiến hành những cải cách kinh tế văn hoá, thì đồng thời những nhược điểm trầm kha của các thế lực khởi nghĩa mang nặng tính nông dân thường mắc phải cũng đã hiện ra trong nội bộ Tây Sơn ngày càng trầm trọng, trầm trọng đến mức không phương cứu chữa. Nguyễn Nhạc là sự hiện thân của sự bất cập này.

Chính những mâu thuẫn đó đã tạo cho các thế lực phong kiến Phương Nam nhìn nhận lại và quyết tâm ủng hộ Nguyễn Ánh đến cùng.

Những trở ngại lịch sử mà Nguyễn Huệ chưa kịp khắc phục.

Những mâu thuẫn trong Tây Sơn xuất hiện mạnh ngay sau khi Nguyễn Huệ tiến quân Bắc Hà lần thứ nhất tiêu diệt chúa Trịnh. Nguyễn Nhạc đã tức tốc ra tận Thăng Long triệu hồi Nguyên Huệ trở về Phú Xuân, bỏ lại một Thăng Long hỗn độn, quân hồi vô phèng với một đống quan lại và sĩ phu khủng hoảng lòng tin và phương hướng. Nguyễn Hữu Chỉnh, Vũ Văn Nhậm đầy lòng trắc ẩn, muốn thoát khỏi sự kiểm soát của Nguyễn Huệ, tranh bá đồ vương. Để rồi từ đó xô đẩy kẻ tiểu nhân bất tài Lê Chiêu Thống phải chạy sang cầu cứu Nhà Thanh và đẩy tình hình đất nước đến bên bờ vực thẳm.

Khi quân Thanh kéo vào xâm lược, vận mệnh độc lập dân tộc trở thành nhiệm vụ lớn nhất mà ở bất kỳ triều đại nào, giai đoạn lịch sử nào cũng phải đặt lên hàng đầu. Chính vì thế khi đăng quang hoàng đế với niên hiệu Quang Trung tiến ra bắc tiêu diệt quân Mãn Thanh, Nguyễn Huệ đã dành được sự ủng hộ tuyệt đối của nhân dân cả nước, mà nhất là nhân dân Bắc Hà. Nguyễn Nhạc cũng không thể chống đối, không thể đi ngược quy luật. Nguyễn Huệ và nhân dân ta đã thắng lợi.

Cuộc đại phá quân Thanh toàn thắng, uy tín và sức mạnh Tây Sơn lớn mạnh vượt bậc, ở thế quyết định bước phát triển mới của dân tộc. Nhưng một trở lực khó vượt qua được đó là những mâu thuẫn trong nội bộ Tây Sơn ngày càng trầm trọng, nhất là khi phải đối đầu với những vấn đề trong nước. Nguyễn Nhạc thu mình trong thành Quy Nhơn với tư cách Đông Định Vương, không muốn đối mặt với những thách thức mới, lại cũng không muốn Nguyễn Huệ vượt lên trên ảnh hưởng của mình. Nguyễn Lữ thì bất lực. Sức mạnh đoàn kết của ngày đầu dựng nghiệp đã tan biến và nhường chỗ cho những điểm yếu mà kẻ thù không ngừng lợi dụng, khoét sâu. Thực chất đây là mâu thuẫn của các thế lực phong kiến cát cứ, phân quyền.

Liệu trong tình hình ấy, Nguyễn Huệ có đủ can đảm và nghị lực vươn lên trên tất cả, loại trừ Nguyên Nhạc và Nguyễn Lữ ra khỏi sân khấu Tây Sơn để tự mình vươn tới mục đích cuối cùng hay không? Điều đó thật khó. Khó vì chính Nguyễn Huệ cũng chưa đủ sức vượt qua những ràng buộc của tình huynh đệ thủ túc sống chết có nhau gây dựng cơ đồ trong buổi đầu của cuộc kháng chiến. Thêm nữa, Nguyễn Nhạc, cũng nắm trong tay một lực lượng hùng hậu, cả về cơ sở vật chất, cả về thanh thế đang có, và đặc biệt là quân sự. Nếu Nguyễn Huệ phát động cuộc chiến tranh quy mô để loại Nguyễn Nhạc và Nguyễn Lữ thì những tổn thất tổng hợp mà Nguyễn Huệ phải lãnh chịu là không nhỏ, sẽ tự đánh mất chính mình trước dân tộc, cả uy tín và lực lượng.

Đó là bài toán cần có lời giải và nghiệm số thoả đáng, và cũng vì vậy Nguyễn Huệ phải chờ đợi thời cơ phù hợp. Kể từ khi đại phá quân Thanh năm1789 kết thúc, trong hơn ba năm trời chuẩn bị, lực lượng của Nguyễn Huệ vô cùng hùng mạnh, nhưng đến năm 1792 khi ông đột ngột qua đời lực lượng hùng hậu ấy vẫn không phát huy được ưu thế. Cái chết của Nguyễn Huệ đã đẩy triều đình Phú Xuân vào tình trạng khủng hoảng. Một triều đình và một lực lượng quân sự khổng lồ, một cỗ máy chiến tranh quy mô lớn không có người cầm lái tương thích là Nguyễn Huệ thì sức mạnh ấy trở thành một sự bị động. Bên cạnh đó sự tồn tại của Nguyễn Nhạc và thủ phủ Quy Nhơn vẫn nặng sức kiềm toả.

Nguyễn Ánh bắt tay với các giáo sĩ Phương Tây nhằm tìm kiếm sự ủng hộ đã góp phần tăng thêm những ưu thế vật chất, kỹ thuật cho cuộc chiến tranh mà ông ta đang theo đuổi. Cũng chính vì vậy cuộc phản kích của Nguyễn Ánh đã phát huy cao độ tính hiệu quả. Chỉ trong vòng mười năm vừa cầm cự vừa rút lui, năm 1802, toàn bộ sự nghiệp Tây Sơn đã hoàn toàn sụp đổ.

Nhìn lại thế trận và kết cục của Nguyễn Huệ và Nguyễn Ánh trong cuộc giao tranh lịch sử, khiến chúng ta liên tưởng đến những sự kiện lịch sử khác với những diễn biến và kết cục thật bất ngờ mà nhiều ẩn số của nó phải hàng thế kỷ mới đủ sức giải đáp.

Cuộc nổi dây khởi nghĩa của Phong trào Thái Bình Thiên Quốc ở Trung Quốc một thế kỷ sau đó do Hồng Tú Toàn khởi xướng đã nhanh chóng dành được sự ủng hộ của nhân dân. Với khẩu hiệu Tiêu diệt Nhà Thanh, Khôi phục Nhà Hán, cuộc khởi nghĩa đã lan rộng khắp, Nam Kinh trở thành thủ đô của phong trào. Nhưng rồi chính lúc phong trào lên đỉnh cao, tưởng như chiến thắng cuối cùng đã đến, chỉ còn tính theo ngày tháng, thì cũng là lúc mầm mống của sự thất bại và diệt vong đã xuất hiện.

Cuộc khởi nghĩa Thái Bình Thiên Quốc thực sự là chưa giành được chính quyền vì chính quyền vẫn nằm trong tay Mãn Thanh ở Bắc Kinh, còn Nam Kinh chỉ là thủ đô tạm thời và chính quyền chỉ là do các lãnh tụ lập nên tự xưng vương, xưng đế. Mới đến đó thôi thì những mâu thuẫn trong phong trào đã trầm trọng và khả năng đưa cuộc khởi nghĩa đến toàn thắng là không còn nữa. Hồng Tú Toàn thu mình ở vị trí hoàng đế, bằng lòng với những gì đã đạt được. Dương Tú Thanh thì cậy công lộng quyền, dùng phép ma thuật xảo trá hãm hại và hạ uy tín lãnh tụ. Những tư tưởng thoả mãn, hưởng lạc, chia bôi và tranh giành quyền lực đã báo hiệu sự suy vong tất yếu.

Trước con mắt của người dân Trung Quốc lúc đó, giành lại quyền cai trị đất nước cho đại đa số các dân tộc Hán là một nguyện vọng, nhằm tạo lập lại nền văn minh Hán mà mấy thế kỷ đã bị tha hoá. Song điều cốt tử là lực lượng ấy có đại diện cho dân tộc Trung Hoa hay không? Câu trả lời mà thực tế của cuộc Khởi nghĩa Thái Bình Thiên Quốc mang lại sau nhiều năm hiện diện là: Không.

Dù thế nào đi nữa, triều đình Mãn Thanh vẫn là người đại diện hợp pháp. Trải qua mấy trăm năm cai trị, triều Mãn Thanh đã xây dựng được một đế chế độc quyền bền vững. Mọi hành vi cát cứ, phân quyền, tranh bá đồ vương ngoài chuẩn mực đều không có cơ may tồn tại.

Ta tìm thấy gì trong cái bế tắc, nửa vời và đầy đố kỵ của Hồng Tú Toàn trong Thái Bình Thiên Quốc với những tư tưởng và hành động tương tự của Đông Định Vương Nguyễn Nhạc và Tây Bình Vương Nguyễn Lữ?

Đương nhiên người bất hoà với Nguyễn Nhạc là Nguyễn Huệ lại hoàn toàn không giống những kẻ đố kỵ tranh giành với Hồng Tú Toàn. Nguyễn Huệ đã đặt lợi ích đất nước lên trên, đi đúng quy luật phát triển. Nhưng, khủng hoảng nội bộ bao giờ cũng mang một mẫu số chung, đó là sự rạn nứt và tự làm suy yếu mình để từ đó đối phương lợi dụng khai thác. Nhất là khi sự khủng hoảng ấy được sản sinh từ lãnh tụ tối cao của Tây sơn là Nguyễn Nhạc và kẻ thù lại là Nguyễn Ánh đang có sự trợ giúp của vũ khí và lối tác chiến hiện đại của nhiều chuyên gia Phương Tây. Hoá giải tình hình phức tạp này là một việc làm lớn lao đặt trên vai Nguyễn Huệ.

Sự may rủi của định mệnh.

Nguyễn Ánh đã trải qua những nguy hiểm tày núi, cái chết cận kề, thế rồi ông lại thoát. Cái may mắn có được của ông là cái rất hiếm hoi mà người đời khó bắt gặp. Trong suốt mấy mươi năm lăn lộn, hòn tên mũi đạn không bắt kịp ông, bệnh tật hiểm nghèo không gõ cửa buồng ông. Ông vẫn được trời cho sống, sống khoẻ mạnh. Chỉ cần một sự sa sảy nhỏ nhoi cũng có thể tạo ra biến cố khôn lường. Nhưng ông vẫn vô sự. Đó là điều kỳ diệu.

Nguyễn Huệ không được cái may mắn này khi tử thần đã bất ngờ nắm lấy mệnh ông ở tuổi ngoài bốn mươi đầy sung mãn với những triển vọng huy hoàng đang chờ phía trước.

Trong quy luật thuận nghịch mà người xưa đúc kết, thì trong cái thuận có cái nghịch, trong cái nghịch chứa cái thuận. Cái thuận càng lớn thì cái nghịch càng cao, và đồng thời cái nghịch càng cao thì cái thuận cũng càng lớn. Đối với những kẻ kinh bang tế thế là phải biết biến cái nghịch lớn thành cái thuận lớn và biến cái thuận lớn tiếp tục lớn lên không ngừng. Với một điều kiện tuyệt đối: Phải được sống

Những chiến công của Nguyễn Huệ to lớn đến vậy, những cuộc vây ráp của ông với quân Nguyễn Ánh cũng rất quy mô và bài bản suốt hàng chục lần, nhưng rồi cuối cùng vẫn không đạt được mục tiêu.Nguyễn Ánh vẫn thoát. Những truyền thuyết dân gian như Nguyễn Ánh có trời giúp, nổi phong ba ngăn chặn Tây Sơn; hay rắn thần xuất hiện đưa ông đến nơi an toàn trong lúc lâm nguy trên đảo Thổ Châu.v.v… được lưu truyền tận về sau cũng xuất phát từ những sự thật kỳ diệu đến mức khó tin này.

Người có thể làm thay đổi tình thế của Gia Long chỉ là Nguyễn Huệ, duy nhất Nguyễn Huệ, không có ai khác. Không Nguyễn Huệ thì tất phải còn Nguyễn Ánh.

Đáng tiếc cho phong trào Tây Sơn và cũng là cho cả dân tộc, Nguyễn Huệ đã ra đi đột ngột và lịch sử bước sang một giai đoạn mới, đó là Nguyễn Ánh quyết định vai trò trên sân khấu lịch sử.

Nguyễn Huệ trồng cây. Gia Long hái quả. Âu cũng là mệnh trời.

II- Gia Long và Triều Nguyễn – Một thực thể Đại Việt,
1.
 Nguyễn Ánh và những nước đi táo bạo.

Trong lịch sử Việt Nam thì Nguyễn Ánh là người đầu tiên có quan hệ hợp tác với phương Tây khá toàn diện và có bài bản trên các phương diện: Quân sự, ngoại giao, kinh tế và chính trị mà trước đó chưa một nhân vật lịch sử nào với tới.

– Ký hiệp ước giao hảo với Pháp

– Mua vũ khí của Pháp

– Cho Pháp những đặc ân nhất định trong khu vực thuộc quyền kiểm soát của Nguyễn Ánh.

Trước hết, những việc làm trên đây của Nguyễn Ánh đã thể hiện mấy bản chất sau đây

– Nguyễn Ánh đã nhận ra ưu thế kinh tế, kỹ thuật và quân sự từ các nước phương Tây xa xôi. Những cái phương Tây đang có là những cái cần thiết đối với tình hình lạc hậu mà ông đang phải gánh chịu và cần tạo cơ hội để có đựoc ưu thế đó, nhất là trong cuộc chiến một mất một còn với Nguyễn Huệ Quang Trung.

– Ý chí phục thù và giành chiến thắng bằng mọi giá.

Nguyễn Huệ là con người ứng xử tình thế tuyệt vời. Vì độc lập dân tộc, ông đã tiến hành cuộc đại phá thần tốc quân Thanh, một chiến thắng kỳ diệu, chứa đựng nhiều kịch tính, như một bức hoành phi nghệ thuật cổ kim hiếm thấy. Chỉ trong mấy ngày mà ba chục vạn quân Thanh đã bị đánh tan. Tôn sĩ Nghị tháo chạy không kịp thắng yên cương. Sầm Nghi Đống thắt cổ tự tử, Hứa Thế Hanh chết trận v.v…

Bằng chiến thắng này, bờ cõi sạch bóng ngoại xâm.

Nhưng chỉ ngay sau ngày chiến thắng, ông đã tiến hành chính sách giao hảo với triều đình Mãn Thanh. Những nước đi của ông táo bạo, độc đáo, thần kỳ như một mê hồn trận. Chính quan quân nhà Thanh và Càn Long tài hoa cũng không đủ sức nhận ra, cương nhu lẫn lộn, cái nhường nhịn và cái đe doạ cuộn chặt trong cùng một khối của mỗi nước cờ ngoại giao, không biết đâu mà lần. Vì thế cuối cùng, để cho an toàn, Càn Long cầm bằng chấp thuận xây dựng mối quan hệ hữu hảo với Quang Trung, không động binh và nhanh chóng loại bỏ tàn quân Lê Chiêu Thống ra khỏi ván cờ phương nam của họ.

Dẹp yên phía bắc, ông giành thời gian và lực lượng cho mặt trận phía Nam với quan quân Nhà Nguyễn trong trận quyết đấu và quyết thắng cuối cùng.

Nếu so với những đối sách của Nguyễn Huệ thì các nước đi trên thế trận của Nguyễn Ánh cũng phức tạp và đa dạng khôn lường.

Trước một Châu Âu xa xôi, khác lạ về địa lý, ngôn ngữ, nhân chủng, văn hoá, khác lạ một trăm thứ, thế mà Nguyễn Ánh dám bắt tay giao hảo. thật cũng là một sự táo tợn độc nhất vô nhị. Chỉ có Nguyễn Ánh mới đủ sức làm nổi chuyện tày đình này.

Trong suốt nhiều năm đánh nhau với Tây Sơn, bên cạnh Nguyễn Ánh có một đội ngũ các chuyên gia kỹ thuất, quân sự rất có kinh nghiệm như Dayot, Philippe Vannier, Guilloux, Laurent Barisy, De Forssant, Jean Baptiste Chaigneau, Olivier de Puymanel, Theodore lebuen. Tiêu biểu nhất trong số đó là Pierre Joseph George Pigeau de Béhaine (tức Bá Đa Lộc).

Theo tài liệu của Thực Lục Chính biên chép lại thì năm 1791, Nguyễn Ánh đã thông qua một người nước ngoài tên là Budinonhi gửi mua tại Bồ Đào Nha một vạn súng điểu thương, hai nghìn cỗ súng gang mỗi cỗ nặng một trăm cân, hai nghìn viên đạn nổ đường kính 10 tấc.Trong các cuộc giao chiến với Tây Sơn sau này, Nguyễn Ánh toàn dùng loại vũ khí hiện đại này.

Chính sự mẫn cảm của Nguyễn Ánh đã gây nên nhiều xáo động trong cách nghĩ của các sĩ phu sau này. Có nhiều ý kiến còn cho rằng, nếu các bậc hậu thế như Minh Mạng, Thiệu Trị, Tự Đức biết học tập và kế nghiệp những tinh hoa của Nguyễn Ánh trong mối bang giao với phương Tây thì có thể cơ may lớn đã mỉm cười với dân tộc, rất có thể chúng ta đã văn minh hơn, cường thịnh hơn và không phải trở thành mục tiêu nổ súng thôn tính của Pháp ở nửa sau thế kỷ mười chín như nó đã diễn ra. Dù đấy chỉ là một sự nuối tiếc, một ảo tưởng không thực tế, nhưng chí ít cũng để lộ một điều các hành động hợp tác với phương tây của Nguyễn Ánh do Bá Đa Lộc làm trung gian âu cũng là đúng quy luật và không mang bản chất bán nước; nó nằm trong thời kỳ và một nhiệm vụ lịch sử khác.

2. Nên nhìn vấn đề ở nhiều góc độ.

Âm mưu mở rộng ảnh hưởng nhằm thôn tính các quốc gia phương Đông đã thể hiện khá rõ, trong đó Pháp cũng là nước điển hình. Song trong trường hợp cụ thể của Nguyễn Ánh thì lại chưa hoàn toàn như vậy. Bản đệ trình của Nguyễn Ánh do Bá Đa Lộc soạn thảo gửi chính phủ Pháp với những điều khoản cụ thể có lợi cho Pháp, lại kèm theo đứa con trai cưng như là vật làm tin thể hiện rất rõ quyết tâm của Nguyễn Ánh. Vì lý do gì không biết, chính phủ Pháp đã bác bỏ và từ chối đề nghị trên, để rồi Bá Đa Lộc phải tự xoay xở theo con đường riêng ủng hộ Nguyễn Ánh theo tính toán cá nhân của riêng ông.

Mặt khác, ở góc độ Nguyễn Ánh mà xét, vì nhu cầu chống Tây Sơn hùng mạnh với ý chí trời long đất lở nhằm hoàn thành nghiệp lớn, những hành động hợp tác và cầu viện bên ngoài đồng nghĩa với việc cam tâm bán nước cầu vinh hay không thì lại là vấn đề nên đánh giá công bằng và khách quan hơn. Đây mới chỉ là sự tiềm ẩn nguy cơ, còn thực tế thì chưa diễn ra.

Trước thế mạnh trúc chẻ ngói tan của Nguyễn Huệ, tính mạng Nguyễn Ánh và bộ hạ của ông như chỉ được tính bằng ngày, bằng giờ. Bất cứ lúc nào cũng có thể chết.Việc tìm cách cứu mình và gia quyến khỏi cái chết rồi từng bước khôi phục sự nghiệp là nhu cầu trên hết, cần phải làm. Gửi đứa con trai bốn tuổi Nguyễn Phúc Cảnh cho giáo sĩ mang về Pháp nhằm đảm bảo tính mạng đứa trẻ âu cũng là việc làm thường tình của một người cha. Với mưu trí khôn lường như Nguyễn Ánh thì việc xin cứu viện có đồng nghĩa với việc đánh mất độc lập dân tộc chưa thực sự trở thành hai mặt của một vấn đề. Mối quan hệ của ông với các giáo sĩ phương Tây chặt chẽ, lâu dài, kiên quyết là vậy mà rồi cũng đến hồi kết. Năm 1802, Nguyễn Ánh lên ngôi Hoàng đế với niên hiệu Gia Long, khi có toàn quyền bính trong tay, ông lại trở về cái nguyên mẫu của một nhà nước phong kiến trung ương tập quyền Đại Việt truyền thống, Nho giáo, cố hữu và thủ cựu. Bộ luật Gia Long mà ông là linh hồn cũng chỉ giám mô phỏng những nội dung của bộ luật Hồng Đức thời Lê sơ. Các chế độ tư pháp, hành chính, khoa cử, quan lại, ruộng đất… về cơ bản vẫn như cũ. Tiếp đến con cháu ông cũng vẫn như thế. Những dấu hiệu mở mang với phương tây trước đây đã bị chôn vùi vào dĩ vãng.

Hãy đặt một giả thuyết, nếu Nguyễn Ánh không tranh thủ sự giúp đỡ của các giáo sĩ Pháp chống lại Tây Sơn cuối thế kỷ 19, thì liệu hơn 60 năm sau đó, Việt Nam có chắc chắn tránh được loạt đạn đại bác của thực dân Pháp hay không? Các sự kiện này có liên quan ở một mức độ nhất định nhưng về bản chất không phải là quan hệ nhân quả, không mang tính quy luật; không phải vì có cái này nên mới dẫn đến cái kia.

Những gì mà Nguyễn Ánh thực hiện trong quan hệ với các giáo sĩ Pháp trước đó không phải là sự ràng buộc để năm 1858 Pháp tấn công Sơn Trà và tiến hành cuộc xâm lược quy mô lớn của họ.

Càng về cuối đời mình, tính dân tộc chủ nghĩa trong ông càng tăng lên đến mức cự đoan,rồi đến các triều vua Minh Mạng, Thiêu Trị, Tự Đức tiếp đó cũng vậy. Việt Nam bị đóng khung chết cứng trong thiết chế phong kiến tập quyền cổ điển, lạc lõng và cô đơn.

Những gì diễn tiến ở nửa sau thế kỷ 19 như chúng ta đã thấy để rồi nước ta trở thành thuộc địa của Pháp được xuất phát từ một thế trận, một hoàn cảnh lịch sử khác.

Các nước láng giềng trên bán đảo Đông Dương như Lào, CămPuChia không hề liên quan gì đến các hành động của Nguyễn Ánh 100 năm trước đó tại Việt Nam, rồi cũng trở thành mục tiêu xâm lược của Pháp, không tránh khỏi số phận thuộc địa.

3. Cái khác biệt và cái đồng nhất giữa Nguyễn Huệ – Quang Trung và Nguyễn Ánh – Gia Long

Giữa hai con người không đội trời chung này có nhiều nét tương phản và nhiều nét tương đồng đến mức kỳ lạ mà tạo hoá đã an bài trong cùng một thời kỳ lịch sử, trở thành cặp bài trùng không thể tách ra khi phân tích về mỗi con người trong họ.

Cái khác biệt cơ bản và trọng tội của Nguyễn Ánh.

Nguyễn Huệ đại diện cho giai cấp cần lao. Nguyễn Ánh thuộc dòng dõi quý tộc.

Nguyễn Huệ dấy binh khởi nghĩa vì quyền lợi và hạnh phúc của lê dân đang rên xiết dưới ách thống trị hà khắc của chế độ phong kiến Đàng Trong mà Nguyên Ánh cũng là một đại diện. Nguyễn Ánh lại đấu tranh vì quyền lợi của dòng tộc và cá nhân.

Nguyễn Huệ muốn đập tan các thế lực cát cứ để đưa giang sơn về một mối. Nguyễn Ánh lo bảo vệ cho chế độ chúa Nguyễn Đàng Trong của mình.

Nguyễn Huệ đặt độc lập đân tộc lên trên hết. Thù trong được đặt sau giặc ngoài. Vì vậy khi quân Xiêm La xâm lược, việc trước tiên của ông là đánh tan quân xâm lược Xiêm. Khi quân Thanh tràn sang, ông đã gạt bỏ mọi lực cản, lên ngôi Hoàng đế, thống nhất nhân tâm và lực lượng, thần tốc hành quân ra bắc đại phá quân Thanh, bảo vệ độc lập cho tổ quốc.

Trong khi đó, Nguyễn Ánh chỉ biết lo cho quyền lợi cá nhân,lại cầu cứu quân Xiêm sang giúp đánh Tây Sơn. Đấy là chưa tính đến hành động giúp lương thảo cho quân Thanh không thành sau khi được tin quân Thanh đã tiến vào thăng Long cuối năm 1788.

Cái tương đồng ở hai con người này.

Nguyễn Huệ và Nguyễn Ánh có nét tương đồng ở chỗ: hai người đều nuôi chí lớn, quyết thực hiện đến cùng sự nghiệp của mình, không ai có thể lay chuyển và chi phối.

Hai con người đều có những thiên bẩm trí dũng hơn người, mưu cao, kế sâu, đầy thao lược, luôn tạo những bước đi táo bạo, mang tính đột phá mà ít ai dám nghĩ tới.

Chiến công hiển hách mà Nguyễn Huệ Quang Trung tạo dựng được là đánh tan các thế lực ngoại bang xâm lược, giữ vững độc lập, mang lại niềm tự hào cho dân tộc; tiêu diệt và xoá bỏ được các thế lực cát cứ, phân quyền duy trì hàng thế kỷ.

4. Những nghiệm số cơ bản của Nguyễn Ánh – Gia Long.

Từ cái chết của Nguyễn Huệ, Nguyễn Ánh là kẻ thù biết chiếm đoạt toàn bộ thành quả do Nguyễn Huệ làm nên và biết đưa nó đến đích, mặc dù chỉ là giải quyết những bước cuối cùng – thống nhất sơn hà.Tuy vậy đó cũng là một công lao to lớn của Nguyễn Ánh mà lịch sử không thể phủ nhận

Đáng tiếc, sau khi nắm toàn bộ quyền binh trong tay ông lại thực hiện những cuộc báo thù man rợ, ít có trong lịch sử đối với một Hoàng Đế; lo thu vén quyền binh và bổng lộc cho cá nhân và dòng tộc. Ông không biết phát huy những quy luật phát triển mới của thời đại, lại đưa đất nước trở lại con đường mòn cố hữu lạc hậu của lịch sử. Cũng chính vì vậy, cả dân tộc không thoát khỏi mũi súng xâm lược của đế quốc Pháp sau khi ông tạ thế nửa thế kỷ.

Nguyễn Ánh – Gia Long và Triều Nguyễn của ông tồn tại 143 năm (1802 -1945) với đầy thách thức vinh nhục, gắn liền với bước trường tồn của toàn dân tộc, là một thực thế vương triều hợp pháp.

Cũng từ vương triều này đã sản sinh ra những Hàm Nghi, Thành Thái, Duy Tân đầy lòng yêu nước, là niềm tự hào của dân tộc.

Trên bờ Hương giang thơ mộng, gắn liền với sự tích về cuộc giao duyên huyền thoại của Huyền Trân công chúa nghìn năm trước đã mọc lên một quần thể kiến trúc nguy nga, độc nhất vô nhị, chứa đựng biết bao trầm tích lịch sử và tâm linh, là di sản văn hoá vật chất và tinh thần của dân tộc. Cung đình Huế không tách rời triều đại Nguyễn và Hoàng đế Gia Long.

Những lỗi lầm của Nguyễn Ánh là rất lớn và đáng lên án, nhưng vẫn có thể coi ông là một vĩ nhân lịch sử, một thực thể tất yếu của lịch sử Đại Việt.
Trong danh mục những minh vương dựng nghiệp lớn, có cả tên ông.

Hà Nội 7/2003
T.C.S
(175/09-03)

An Lăng – Những tình cờ lịch sử.

An Lăng – Những tình cờ lịch sử.

09:27 | 22/10/2013 http://tapchisonghuong.com.vn/hue/p1/c136/n12985/An-Lang-Nhung-tinh-co-lich-su.html

An Lăng là nơi an nghỉ cuối cùng của cả ba nhà vua: Dục Đức – Thành Thái – Duy Tân và là một cuộc đất chứa đựng những tình cờ lịch sử vượt khỏi tầm nhìn của các nhà dịch lý và phong thủy học cung đình.

An Lăng – Những tình cờ lịch sử.

Vua Duy Tân với “Đệ nhất giai phi” Mai Thị Vàng

Cuộc đất An Lăng nằm khiêm tốn và yên ắng về phía hữu ngạn sông Hương bỗng trở mình sống động từ ngày có sự biến kinh thành (1884) và một khu lăng mộ được dựng lên ngoài dự tính của hoàng gia (1889). Những điều “ngoài dự kiến” tiếp đó có thể bắt đầu từ chuyện hôn nhân của hoàng tử Vĩnh San.

Hoàng tử Vĩnh San tức vua Duy Tân (ở ngôi từ 1907-1916) là con vua Thành Thái (ở ngôi từ 1889-1907) – hai cha con nhà vua mỗi vị đều có một mối nhân duyên ở Kim Long ngoài dự định ban đầu của hoàng gia. Về vua Thành Thái đã biết đến trong các số DDVN trước. Về vua Duy Tân, cuộc hôn nhân của nhà vua với “đệ nhất giai phi” Mai Thị Vàng – con gái của thầy dạy học Mai Khắc Đôn – đã thành giai thoại trong pho “tình sử” Kim Long. Theo tài liệu của cụ Phạm Khắc Hòe được một số tác giả như nhà văn Nguyễn Đắc Xuân tham khảo và kể lại qua cuốn Chuyện nội cung các vua (NXB Thuận Hóa 1999), thì vào cuối năm 1915 khi vua Duy Tân sắp lên 16 tuổi, mẹ của vua là bà Nguyễn Thị Định muốn “nạp phi” (cưới vợ cho vua) nên các thái giám đã lập một danh sách chừng 25 mỹ nữ con nhà danh giá kèm theo ảnh dâng lên để vua lựa chọn.

Nhưng Duy Tân tìm cách hoãn đi hoãn lại chưa muốn chọn ai. Bị mẹ thúc hối, nhà vua mỉm cười thưa: “Con đã có người ưng ý rồi!”. Hỏi người “ưng ý” ấy hiện ở đâu. Vua đáp ở Cửa Tùng. Mẹ vua sai sắm sửa thuyền rồng cùng con ra Cửa Tùng cốt để nhìn mặt cô dâu. Song đến đó suốt năm ngày liền vẫn chẳng thấy ai ra mắt cả. Mẹ vua có vẻ thất vọng hỏi thị vệ thì được nghe đáp: “Không hiểu sao mấy hôm nay mỗi lần ra bãi tắm, vua rất say mê việc đào bới cát, có khi đào rất sâu (…) ngài bảo: ta đang đãi cát tìm vàng đây!”. Nghe vậy mẹ vua càng băn khoăn, không hiểu thực hư thế nào, mới hỏi nữa, vua đáp mình đào bới cát chính là để tìm người ưng ý đã nói. Mẹ quở vua điên rồi à. Vua nói không, thật đó, nếu ở đây không tìm được vàng thì về kinh thành Huế sẽ tìm được thôi. Rồi lần lần vua hé lộ tâm tư với hoàng mẫu, bà mừng nói: “Rứa thì ả hiểu rồi. Người yêu của con là Mai Thị Vàng con gái quan phụ đạo Mai Khắc Đôn chứ gì?”. Vua thưa đúng thế. Và sau đó lễ nạp phi được tiến hành gấp gáp và trọng thể tại bộ Lễ vào 12 tháng chạp Ất Mão nhằm 16.1.1916 (có tài liệu ghi 26 tháng chạp Bính Thìn, nhằm 30.1.1916). Cưới nhau chưa bao lâu, vua Duy Tân tham gia lãnh đạo cuộc khởi nghĩa của Việt Nam Quang Phục Hội do Thái  Phiên và Trần Cao Vân tổ chức nhưng thất bại và bị Pháp bắt đày sang đảo Réunion. Lúc bấy giờ bà quý phi Mai Thị Vàng đã có thai ba tháng cùng đi với vua Duy Tân sang Réunion.

Mẹ vua và em ruột nhà vua mới 12 tuổi (Mệ Cưởi) cũng đi theo. Hai năm sau, cả ba người không hợp khí hậu và thủy thổ nên đã chia tay nhà vua để về lại kinh thành Huế. Từ đó quý phi Mai Thị Vàng mặc dầu được vua Duy Tân viết thư xin Hội đồng gia tộc chứng nhận và cho phép bà Mai Thị Vàng được đi bước nữa nhưng “bà hoàng quý phi cương quyết giữ tiết với chồng, bà thường ngâm câu: Gìn vàng giữ ngọc cho hay – Cho đành lòng kẻ chân mây cuối trời. Đến năm 1929, cựu hoàng Duy Tân lấy vợ (…) nhiều người khuyên bà Vàng nên lấy chồng (bà mới 30 tuổi) nhưng bà vẫn không nghe, thường nói: Đá dù nát – Vàng chẳng phai, Tử sinh vẫn giữ lấy lời tử sinh” (Nguyễn Viết Kế).

Một ngoại lệ về phong thuỷ thời Nguyễn

Các vua nhà Nguyễn hết sức cẩn trọng trong việc tìm đất để xây lăng, vì thế các quan chuyên trách về địa lý phải tuân thủ những yêu cầu nghiêm ngặt về phong thủy để chọn lựa. Đại để một cuộc đất cát tường phải hội đủ các điều cốt yếu sau. Phải có Tiền án: tức một ngọn đồi hoặc ngọn núi nằm xa xa về phía trước để ngăn chặn tà khí, cũng như tránh các thế lực ma quỷ dòm ngó. Phải có Minh đường là khoảng đất rộng thoáng trước khu lăng mộ để mọi người đủ chỗ đến chiêm bái đông đúc và để tầm nhìn của nhà vua có thể phóng vào không gian rộng mở. Phải có Hậu chẩm là núi đồi nhô cao phía sau để làm chỗ gối đầu cho vua yên nghỉ. Phải có Thủy tụ là nơi nước tụ về biểu hiện của quyền lực và phú quý đời đời sẽ thuộc về dòng dõi của hoàng đế đương triều một cách đương nhiên như các dòng nước ngày đêm vẫn không ngừng “chảy vào chỗ trũng”. Phải có một không gian bao trùm toàn thể khu lăng mộ theo dáng Rồng cuộn hổ ngồi với các dãy núi xa xa chạy lại ôm lấy cuộc đất để biểu lộ “cái tâm” của tự nhiên sẵn sàng phục tùng chầu bái. Cứ theo các điều kiện đó mà nhà vua sai các quan chuyên trách và các thầy giỏi về dịch lý phong thủy học dò tìm đất xây lăng. Nhưng riêng lăng Dục Đức – nơi cải táng vua Thành Thái và Duy Tân – thì lại nằm ngoài ý định và quy trình chọn đất, mà khá tình cờ, không có những khởi động ban đầu cần thiết. Đó là do lăng Dục Đức được xây nên từ một tình cảnh lịch sử hết sức bề bộn. Nguyên vua Dục Đức (ông nội vua Duy Tân) sau 3 ngày  lên  ngôi đã bị truất phế và giam đói trong ngục cho đến chết. Thi hài của ông được cuốn vội vàng trong một chiếc chiếu dùng làm quan tài để đưa đi chôn vào một đêm mưa gió, khi khiêng gần đến chùa Tường Quang thì dây chằng bị đứt khiến “quan tài” rớt xuống đất và lăn vào một vũng nước. Người ta cho rằng đó là nơi “thiên táng” (trời chỉ cho chỗ chôn) nên giữa đêm khuya đã lấp đất lại, đắp thành một ngôi mộ như đã trình bày trong kỳ trước. Về sau, năm 1889 con ruột của vua Dục Đức lên ngôi là vua Thành Thái đã xây nơi ấy thành một khu lăng mộ và dựng điện Long Ân để thờ cha mình.

Theo mô tả của Trần Ngọc Bảo trong cuốn Từ điển ngôn ngữ – văn hóa du lịch Huế xưa, NXB Thuận Hóa 2005, điện Long Ân xây theo kiểu “trùng thiềm điệp ốc – gồm 5 gian 2 chái sơn son thếp vàng, chạm trổ công phu”. Mộ vua Dục Đức và hoàng hậu Từ Minh đặt song song nhau “theo kiểu càn khôn hiệp đức hay song táng”. Nằm giữa mộ vua và hoàng hậu có một tòa nhà hình vuông mỗi cạnh 8 mét (nhà Huỳnh Ốc) trên mái lợp ngói hoàng lưu ly (màu vàng) và có “một bệ đá dùng làm nơi bày lễ cúng”. Và trong khu vực lăng có mộ vua Thành Thái (lên ngôi năm 1889) là người đã “canh tân đất nước, lập trường Quốc Học, dưới thời Thành Thái đã xây cầu Trường Tiền, lập chợ Đông Ba, mở đường Nam Giao tàn lộ, thành lập thị xã Huế”. Vì chống Pháp ông bị Pháp đưa đi an trí tại Vũng Tàu năm 1909, sau đó đưa sang đảo Réunion, đến năm 1947 vua Thành Thái “được về nước và đã sống ở Sài Gòn đến khi mất vào năm 1954, mộ vua giống như mộ dân thường không lớn như lăng mộ các vua đời trước”. Còn vua Duy Tân tử nạn máy bay tại Trung Phi năm 1945, an táng tại nghĩa trang Baiki và cải táng về An Lăng năm 1987.

IMG_1267-2 IMG_1274-2 IMG_1271-2 IMG_1269-2 IMG_1268-2 IMG_1266-2 IMG_1263-2 IMG_1273-2

Hình ảnh lăng vua Dục Đức

Một ghi nhận khác cho biết lúc đầu khu vực lăng “chỉ là một ngôi mộ đất nhỏ bình thường (1883-1888) nếu không nói là tầm thường, chẳng được mấy ai hương khói”. Nhưng về sau nơi đó “có đầy đủ quy cách kiến trúc của lăng tẩm một ông vua (…) rộng 56.144m2 với 20 công trình kiến trúc lớn nhỏ; chia ra hai khu vực lăng và tẩm nằm cách nhau khoảng 100m” (1) với la thành bao bọc. Riêng khu lăng mộ rộng 3.445m2 có hai mộ của vua Dục Đức và hoàng hậu Từ Minh xây bằng đá Thanh được “thiết trí theo nguyên tắc nam tả nữ hữu – những hình ảnh tam sư hý cầusong phượng đắp nổi ở hai bình phong sau hai ngôi mộ cho thấy rõ hơn về nguyên tắc đó (…). Đáng lưu ý nhất là trên mặt tấm bình phong xây trước mộ nhà vua, có đắp nổi hai chữ “hỷ” ghép lại với nhau, đọc thành “song hỷ”; và đối xứng với nó là hình ảnh chữ “thọ” cách điệu hoa lá thành hình tròn viên mãn được đắp nổi ở tấm bình phong trước ngôi mộ bên kia. Hỷ là vui mừng. Thọ là sống lâu. Ở chỗ chôn người chết mà lại vui mừng và sống lâu, đó không phải là một điều lạ sao. Nó bắt nguồn từ quan niệm sống gởi thác về của người Đông phương thuở trước” (2).

Ngày nay, lăng Dục Đức cùng hệ thống lăng tẩm nhà Nguyễn nằm trong quần thể di tích Huế đã trở thành di sản thế giới với nhiều tài liệu minh chứng, đánh giá và tôn vinh có từ ngót gần cả trăm năm trước. Chẳng hạn Toàn quyền Albert Sarraut trong một lần diễn thuyết tại Paris ở Đại học đường Nữ giới (Université des Annales) vào tháng 12.1916, đã nhấn mạnh: “Muốn hiểu tâm hồn người Việt Nam, muốn biết sức mạnh cổ điển trong nước lấy việc phụng sự tổ tiên làm gốc, muốn thấu được tôn chỉ cao thượng của tư tưởng người nước Nam, muốn tưởng tượng được cái vẻ rực rỡ trong lịch sử văn minh dân ấy, thì tất phải hằng giờ đi dạo chơi thơ thẩn trong mấy chốn bồng lai tiên cảnh là những lăng tẩm của các vị đế vương nước ấy…” (3).Vậy là trong giá trị lăng tẩm mà Albert Sarraut đề cập tới trên, lăng Dục Đức đã gắn liền với những tình cờ lịch sử để vượt qua khỏi giai đoạn dò tìm cuộc đất phong thủy đắc địa và tự khẳng định cho mình một vẻ đẹp riêng.

Theo Tạp chí Duyên Dáng Việt Nam 

[Tedxhanoi] Làm sao để trò giỏi hơn thầy – GS Nguyễn Lân Dũng

[Tedxhanoi] Làm sao để trò giỏi hơn thầy – GS Nguyễn Lân Dũng

Tiếng rên xiết những linh hồn rẻ mạt
những đường cong ai chẳng có trên người
có thể khác nhau nhưng bộ óc
chỉ khác khi con người không ý nghĩ

tôi đau đớn và khóc ròng muốn chết
vì khi đó tôi không biết làm sao
để yêu em hôn em như những gì em muốn
nhục cảm biểu hiện đó em chấp nhận rằng

anh mới biết yêu em rồi đó
nhưng khi đó em à
những lúc ôm hôn
đầu óc ta đã chết, nhưng nếu là chết thật

anh sẽ yêu em…

Xuân Thủy 10.10.2013

Johns Hopkins Hospital – Medical school

Hoa Tran

Dẫu không bao giờ nước mình có được một cơ sở bệnh viện day học như Johns Hopkins Hospital – Medical school thế này nhưng xem cho biết cũng ko hại gì. Nhìn những hình ảnh bề nổi ở đây chỉ hơn một nửa của toàn cơ sở này mà thôi, có nghĩa còn một số khoa và trung tâm nghiên cứu của họ là âm dưới lòng đất. điều đơn giản là không đủ diện tích xây dựng. Nhưng họ vẫn có ý thức để không gian tạo cho môi trường sống cân bằng sinh học và cả tính mỹ học nữa. Thiết nghĩ xã hội có trật tự về quy hoạch xây dựng là vô cùng cần.  Lịch sử phát triển của JH đã cập kề 130 năm. thoạt đầu chỉ là một phòng khám đa khoa do 2 BS và mấy bà xơ phụ trách. ban nào quan tâm tới nhờ đâu mà họ trở thành cơ sở y khoa số một của Mỹ thì vào website của họ mà đọc. Tôi đã có dịp đi tham quan tất tần tật các khoa phòng và trung tâm/viện nghiên cửu ở đây.

Dẫu không bao giờ nước mình có được một cơ sở bệnh viện day học như Johns Hopkins Hospital - Medical school  thế này nhưng xem cho biết cũng ko hại gì. Nhìn những hình ảnh bề nổi ở đây chỉ hơn một nửa của toàn cơ sở này mà thôi, có nghĩa còn một số khoa và trung tâm nghiên cứu của họ là âm dưới lòng đất. điều đơn giản là không đủ diện tích xây dựng. Nhưng họ vẫn có ý thức để không gian tạo cho môi trường sống cân bằng sinh học và cả tính mỹ học nữa. Thiết nghĩ xã hội có trật tự về quy hoạch xây dựng là vô cùng cần.<br /><br />
Lịch sử phát triển của JH đã cập kề 130 năm. thoạt đầu chỉ là một phòng khám đa khoa do 2 BS và mấy bà xơ phụ trách. ban nào quan tâm tới nhờ đâu mà họ trở thành cơ sở y khoa số một của Mỹ thì vào website của họ mà đọc. Tôi đã có dịp đi tham quan tất tần tật các khoa phòng và trung tâm/viện nghiên cửu ở đây.

cho sự nghiệp Từ bi – Trí tuệ – và Hòa bình

Harvard vinh danh Thiền Sư Thích Nhất Hạnh

cho sự nghiệp Từ bi – Trí tuệ – và Hòa bình

Lê Nguyên tổng hợp
 
***
Trong khuôn khổ của chương trình Giáo dục thường xuyên thuộc ngành y (Continuing Medical Education) của Viện đại học Harvard. Được tổ chức bởi Trường đại học Y khoa Harvard (Harvard Medical School) mà đứng đầu là các Giáo sư danh tiếng như: Christopher Germer, Judy Reiner Platt và Ronald D. Siegel vào các ngày 11 và 12 tháng Chín 2013 tại thính đường lớn của Boston Park Plaza Hotel, với một ban Giảng huấn hùng hậu gồm 14 vị Giáo sư đứng đầu là Thiền sư Thích Nhất Hạnh, sau đó mới tới các vị Giáo sư danh giá như: Lilian Cheung, Alice Domar, Elissa Ely, Christopher Germer, Devon E. Hinton, Judith V. Jordan, Jon Kabat-Zinn, David Leisner, Judy Reiner Platt, Susan M. Pollak, Ronal Siegal, David A. Sieberweig và Barent Walsh.
Học viên là các Bác sĩ y khoa, các nhà Tâm lý học, Giáo chức, Nhà văn, Tác giả, Khảo cứu gia, v.v… Mỗi học viên là Bác sĩ y khoa phải chi trả tới 475 đô-la Mỹ cho khóa học chỉ có 2 ngày, thành phần còn lại được hưởng giá đặc biệt hơn nhưng cũng gần 400 Mỹ kim cho một người. Vậy mà con số ghi danh tham dự lên đến hơn 1100 người, và đó cũng là lý do chính để Ban tổ chức chọn thính đường lớn nhất của Boston Park Plaza Hotel làm nơi thuyết giảng.
 
Thíền tọa trong công viên sau một cuộc thiền hành
Chủ đề của khóa học là Thiền Tập và Tâm Lý Trị Liệu (Meditation and Psychotherapy) thế nên Chương trình đã dành trọn một ngày cho vị Thiền sư người Việt và tăng đoàn Làng Mai thuyết giảng và hướng dẫn thiền tập trong một khóa học chỉ có 2 ngày. Trong khi cả một ban giảng huấn có tới 13 vị Giáo sư danh giá của Harvard mà chỉ có một ngày để chia nhau thuyết trình cho thấy nhu yếu thiền tập đời sống tỉnh thức của đạo Bụt qua pháp môn của Làng Mai đã trở thành bộ môn quan trọng dường nào của giới Khoa học, và Giáo dục của Viện đại học Harvard nói riêng và mọi ngành, mọi giới nói chung như chúng ta vừa mới chứng kiến Thiền sư Thích Nhất Hạnh và Tăng đoàn Làng Mai hướng dẫn cho tập đoàn lãnh đạo cùng nhân viên của World Bank tại Tổng hành dinh Trung ương ở Washington DC đồng thời truyền chân cho tất cả các chi nhánh có mặt trên 168 quốc gia.
 

Sự nghiệp từ bi, trí tuệ và hòa bình

Trước giờ Thiền Sư thuyết giảng, Giáo sư Julio Frenk, Trưởng khoa Sức khỏe Cộng đồng của Đại Học Harvard đã long trọng giới thiệu Thiền sư Thích Nhất Hạnh trước một cử tọa hàng ngàn người toàn là khoa bảng thượng thặng, những người con ưu tú của Hiệp chủng quốc Hoa Kỳ. Tiếp theo Giáo sư Julio Frenk – đại diện trường Đại Học Y Khoa Harvard và tổ chức Cambridge Health Alliance đã trân trọng trao tặng Thiền Sư tấm biển đồng Danh dự, công nhận Thiền Sư là một người đi tiên phong và nỗ lực không mệt mỏi cho sự nghiệp phát triển trí tuệ, từ bi và hòa bình (to the most Venerable Thich Nhat Hanh for your pioneering and tireless efforts in cultivating compassion, wisdom and peace). Tấm biển đồng được ký tên bởi hai vị: Giáo sư Caroline Shields Walker, Trưởng khoa Y (Faculty of Medicine), và Giáo sư Jack D. Burke, Trưởng khoa Tâm Lý Trị Liệu của trường Đại Học Y Harvard.
Biểu đồng danh dự Caroline và Jack D tặng.JPG
Đáp lại nghĩa cử cao quý và chân thành của Ban tổ chức, Thiền sư Thích Nhất Hạnh khiêm cung phát biểu, xin trích:“Cảm ơn sự tin tưởng và thương yêu của quý vị. Chúng tôi, tăng thân Làng Mai, luôn luôn học hỏi, thực tập và phụng sự như một đoàn thể, một cộng đồng, một tăng thân, nên sự tin tưởng, niềm thương yêu và vinh dự này là dành cho tất cả mọi thành phần của tăng thân, trong đó có hàng trăm vị đang ngồi trong thính chúng.”
 
Giáo sư Julio Frenk trao tặng Thiền Sư bảng đồng Danh Dự
Cùng ngày, Giáo sư Julio Frenk, Trưởng khoa Đại học Y tế Công cộng Harvard (Harvard School of Public Health) cũng đã trao tặng Thiền sư Thích Nhất Hạnh Chứng thư công nhận Thiền Sư là Nhà Lãnh Đạo Toàn Cầu cho Phong Trào vì Hòa Bình, Nhân Quyền và Sức Khỏe Cộng Đồng (Harvard School of Public Health hereby recognizes Zen Master Thich Nhat Hanh as a global leader for peace, human rights, and health). Chứng thư có nội dung như sau: “Trường Đại học Sức khỏe Cộng đồng Harvard bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đối với Thiền Sư Thích Nhất Hạnh về những lời dạy và pháp môn thực tập của Thiền Sư nhằm thúc đẩy một hướng đi chánh niệm phục vụ cho sức khỏe và hạnh phúc của cộng đồng; cũng như về những đóng góp nhiều mặt của Thiền Sư với tư cách một học giả và một nhà hoạt động vì hòa bình cho thế giới.”
 
Chứng thư do giáo sư Julio Frenk, Trưởng khoa của Đại học Sức khỏe Cộng đồng Harvard trao tặng
Đặc biệt, không biết duyên cớ gì mà có một ký giả phải đổi đường bay tới hơn hàng chục ngàn cây số từ Hà Nội qua Washington DC, đến Boston, v.v… âm thầm đi theo bước chân của vị Thầy tâm linh cùng huyết thống để ghi chép, đưa tin chia sẻ tuệ giác của Thiền sư Thích Nhất Hạnh với đồng bào quê nhà.Phải chăng đây là một trong những ứng hiện của quy luật bù trừ trước những thiệt thòi của giống nòi Việt liên tục xảy ra từ trong chiến tranh cho chí hàng chục năm sau của hòa bình!
Và đây là một trong những bài đầu tiên của Ký giả H. A. S. đã gửi về cho Đài tiếng nói Việt Nam ở Hà Nội và được phát thanh trên làn sóng cũng như đăng trên trang web của Đài. Chúng tôi xin chép lại như dưới đây.
Lê Nguyên tổng hợp.
 

Đi học “nghệ thuật chuyển hóa khổ đau” giữa lòng nước Mỹ

Thứ Hai, 16/09/2013 10:53
Radiovietnam- Thiền sư Thích Nhất Hạnh đã có những chia sẻ ý nghĩa trong buổi nói chuyện có chủ đề “nghệ thuật chuyển hóa khổ đau” tại Khách sạn Boston Park Plaza (Mỹ) ngày 12/9 vừa qua.
Làm thế nào để chế ngự được những âu lo, sợ hãi? Bằng cách nào để chuyển hóa được những nỗi khổ, niềm đau? Con đường nào đưa ta đến cuộc sống thảnh thơi, an lạc, ngập tràn hạnh phúc và tình yêu thương? Chỉ có một con đường duy nhất, đó là nghệ thuật chánh niệm, là ý thức hơi thở, là nghệ thuật lắng nghe sâu và sử dụng ngôn từ ái ngữ…
Với thiền sư Thích Nhất Hạnh, đó chính là những phương pháp chánh niệm có công năng trị liệu đặc biệt, mang lại cho chúng ta tuệ giác và tình yêu thương đối với chính bản thân mình và đối với mọi người, mọi loài mà thiền sư đã chia sẻ trong buổi nói chuyện về chủ đề “nghệ thuật chuyển hóa khổ đau” tại Khách sạn Boston Park Plaza (Mỹ) ngày 12 tháng 9 vừa qua…
Ý thức hơi thở
Hạnh phúc hiện ra ngay bây giờ và ở đây.
 
Buổi nói chuyện của Thiền sư Thích Nhất Hạnh do trường Đại học danh tiếng hàng đầu nước Mỹ Harvard tổ chức tại tiền sảnh của Khách sạn Boston Park Plaza đã thu hút đông đảo giới mộ điệu nước Mỹ, trong đó, phần lớn là giới trí thức, thượng lưu, doanh nhân, chính trị gia, trong đó, có cả gia đình cố Tổng thống Mỹ John F.Kennedy.
1.200 vé đã bán hết vèo trong vòng 3 ngày với giá cao ngất ngưởng: 450 đô-la/vé đã chứng tỏ sức hút đặc biệt của Thiền sư Thích Nhất Hạnh. Song điều đó cũng cho thấy phần nào tảng băng chìm trong đời sống tâm linh nước Mỹ.
Dường như người Mỹ cũng đang phải đối diện với những khổ đau, những căng thẳng, âu lo và sợ hãi. Dường như chính họ cũng đang bế tắc trong việc truy tìm bến bờ của hạnh phúc, của an lạc.
Một bác sĩ tâm lý trị liệu tham dự buổi nói chuyện tâm sự với tôi:“Tôi đã tư vấn, trị liệu thành công cho hàng ngàn bệnh nhân mắc bệnh trầm cảm, u uất, đau khổ. Nhưng chính tôi nhiều lúc cũng bị căng thẳng, lo sợ, hoang mang. Tôi đến đây là để nghe một trong những vị thiền sư danh tiếng nhất thế giới nói về phương pháp chánh niệm để vận dụng trong công việc tâm lý trị liệu. Song trước tiên, tôi muốn trị liệu tâm lý cho chính tôi”.
Thiền sư Thích Nhất Hạnh ngồi an nhiên trong tư thế kiết già trên bục giảng sân khấu. Khuôn mặt thầy bình thản, đôi mắt sáng, tinh anh, giọng thầy nhỏ nhẹ, đều đều như hơi thở. Thầy bắt đầu câu chuyện bằng việc theo dõi hơi thở.
Mọi người ở dưới ồ lên. “Tưởng thiền là điều gì khó khăn ghê gớm chứ theo dõi hơi thở của mình thì đơn giản quá”. Thầy mỉm cười. Cái cười độ lượng, nhân từ. “Ta thở vào và theo sát hơi thở xuống dưới bụng. Trong khi thở, ta nhủ thầm “Con đã về”. Rồi ta theo dõi hơi thở ra từ đầu cho đến cuối trọn vẹn, thỏa mái, đồng thời nhủ thầm “Con đã tới”. Chỉ bằng một động thái đơn giản như thế, tâm ta lập tức sẽ trở về với thân, tiếp xúc với một sự thật màu nhiệm tuyệt vời là ta đang còn sống trong giây phút hiện tại và đây là giây phút hạnh phúc”. Thiền sư Thích Nhất Hạnh gọi đó là hơi thở có ý thức, hơi thở chánh niệm.
Mọi người ở dưới chậm rãi thực hành theo. Thân thể thả lỏng, mắt từ từ nhắm lại. Chậm rãi theo dõi hơi thở. Thở vào: “con đã về”. Thở ra: “con đã tới”. Và ngay lập tức, dường như mọi người đã nhanh chóng thoát ra khỏi những lo toan, ồn áo huyên náo trong đầu, và bước vào một trạng thái thức tỉnh khác lạ. Khuôn mặt ai cũng trở nên thư thái. Có lẽ, họ đã hiểu, thế nào là giây phút hiện tại.
Thiền sư giảng giải:“Chúng ta thường bị mắc kẹt trong những ưu sầu vì nuối tiếc quá khứ và lo lắng, sợ hãi cho tương lai. Chúng ta cho rằng hạnh phúc chưa thể có trong hiện tại và chúng ta cần phải có nhiều điều kiện hơn nữa mới thực sự có hạnh phúc. Đó chính là lý do khiến chúng ta khổ. Theo lời dạy của Đức Thế Tôn, tất cả những gì chúng ta đang cần tìm đều có mặt trong giây phút hiện tại. Nếu chúng ta biết thực tập hơi thở ý thức và định tâm thì chúng ta có thể đi ra khỏi những khổ đau này và chạm tay vào những màu nhiệm của sự sống ngay trong giây phút này. Quá khứ đã đi qua, tương lai thì chưa tới, chỉ có duy nhất giây phút mà ta có thể thực sự sống. Đó là giây phút hiện tại.
Trong Kinh quán niệm hơi thở, Bụt đã chỉ dạy cho chúng ta những bài tập cụ thể để tạo dựng niềm vui, hạnh phúc, an lạc. Đó là một giáo pháp rất rõ ràng và sâu sắc. Nếu chúng ta biết cách tạo ra năng lượng niệm và định thì chúng ta có thể tiếp xúc với vô vàn hạnh phúc đang có mặt với ta ở đây, ngay bây giờ.
Chẳng hạn như chúng ta tiếp xúc với hai mắt. “Tôi đang thở vào và ý thức về hai mắt của tôi. Tôi đang thở ra và mỉm cười với hai mắt của tôi”. Khi ta thực tập như vậy thì tuệ giác sẽ nảy sinh. Chỉ trong hai, ba giây là ta có thể nhận thấy rằng: đôi mắt của mình vẫn còn sáng. Một thiên đường của màu sắc, hình ảnh đang hiện ra trước mặt. Đối với những người bị khiếm thị, thiên đường ấy, chưa một lần họ nhìn thấy. Vì vậy mà đôi mắt là một trong những điều kiện căn bản để có hạnh phúc. Ta chỉ cần thở vào thể thắp sáng ý thức rằng, mình đang có một đôi mắt sáng.
Buổi nói chuyện đã thu hút đông đảo giới mộ điệu nước Mỹ.
Ta cũng có thể thực tập tiếp xúc với trái tim mình: “Tôi đang thở vào và ý thức về trái tim của tôi. Tôi đang thở ra và tiếp xúc với trái tim của tôi”. Khi chúng ta sử dụng năng lượng chánh niệm, chúng ta sẽ khám phá ra rằng: trái tim mình đang đập bình thường trong khi biết bao người bị hở van tim, rối loạn động mạch vành. Họ có thể bị đột quỵ bất cứ lúc nào. Nếu ta cứ tiếp tục thực tập như vậy thì ta sẽ tiếp xúc được với vô vàn hạnh phúc đang có mặt trong ta, quanh ta.Đó là tập chánh niệm, nghĩa là đem tâm trở về với thân và an trú trong giây phút hiện tại.
Nếu mình hoàn toàn có mặt trong giây phút này, mình có thể nhìn sâu hơn để bước một bước chân ý thức trên hành tinh đẹp đẽ này hay thở vào một hơi để ý thức là ta đang sống trong cõi niết bàn, tịnh độ.Và khi ta ở trong cõi thiên đàng thanh tịnh đó rồi thì ta đâu cần phải mệt nhọc chạy theo những danh tiếng, tiền tài, địa vị hay những dục lạc khác. Bình an, niềm vui, hạnh phúc có thể đạt tới ngay. Và sự thực tập này đủ đơn giản cho tất cả mọi người”.
Không có bùn, không có sen và nghệ thuật chuyển hóa khổ đau
 
Sảnh khách sạn đông nghẹt người mà im phăng phắc. Có thể nghe thấy tiếng thở chánh niệm đều đều của những người ngồi kề bên. Trên bục giảng, thiền sư Thích Nhất Hạnh vẫn thuyết pháp với giọng điệu nhẹ nhàng, thong dong.
Những lời giảng của ngài như những giọt sương trong vắt cứ nhẹ nhàng rơi, nhẹ nhàng thấm từng giọt, từng giọt vào những tâm hồn cằn khô vì lo toan, phiền muộn, sầu khổ. “Ai trong chúng ta cũng chẳng có ít nhiều khổ đau. Nhiều người thường sợ phải đối diện và chìm đắm trong biển khổ đau của mình nên tìm mọi cách trốn chạy. Đọc sách báo, xem ti vi, uống rượu, hút thuốc phiện… hoặc vùi đầu trong công việc chồng chất.
Chúng ta không biết làm cách nào để đối diện và chuyển hóa những khổ đau ấy. Chính vì điều này mà trong Kinh quán niệm hơi thở, Bụt khuyên chúng ta trở về và nhận diện những khổ đau trong ta.
Nếu chúng ta biết cách thực tập hơi thở có ý thức, thực tập đi chánh niệm, lái xe chánh niệm và ăn chánh niệm mỗi ngày thì năng lượng chánh niệm trong ta sẽ đủ mạnh để giúp ta trở về, ôm ấp, vuốt ve những lo lắng, sợ hãi, buồn khổ trong lòng và chỉ vài phút sau, những niềm đau, nỗi khổ sẽ vơi đi nhiều. Giống như một bà mẹ bỗng nghe tiếng con khóc. Bà sẽ chạy đến, ôm đứa con vào lòng với tất cả sự trìu mến. Bà mẹ chưa biết chuyện gì xảy ra với đứa bé nhưng cử chỉ yêu thương ấy sẽ làm cho nó hết khóc, hết khổ ngay lập tức. Năng lượng chánh niệm cũng vậy. Chúng ta chưa biết gốc rễ của những niềm đau, nỗi khổ trong ta nhưng nếu ta ôm lấy niềm đau ấy một cách dịu dàng với năng lượng chánh niệm, ta có thể làm dịu đi nhanh chóng cơn đau nhức ấy.
Trong Kinh về Bốn sự thật mầu nhiệm (Tứ Diệu Đế), Bụt đã chỉ cho ra cho ta sự thật thứ nhất là khổ. Sự thật thứ hai là bản chất của khổ. Nếu chúng ta biết cách lắng nghe sâu những khổ đau trong chính mình và nhìn sâu vào bên trong với năng lượng của chánh niệm và chánh định thì chúng ta sẽ hiểu được những gốc rễ đưa tới khổ đau đó và thoát khỏi nó. Cái hiểu sẽ làm phát khởi tình thương ngay trong trái tim ta.
Nếu ai đó hỏi tôi rằng: “Làm thế nào để chế tác tình thương yêu?”. Tôi sẽ nói rằng:Chỉ có một cách duy nhất là hãy nhìn sâu vào niềm đau, nỗi khổ của chính mình và tìm cách hiểu chúng. Nếu không, ta không thể hiểu được những khổ đau của người khác và không thể thương yêu ai được”.
Trong các phương pháp tu tập mà Bụt chỉ dạy, có một phương pháp gọi là lắng nghe với tâm từ bi và sử dụng ngôn từ hòa ái. Lắng nghe với tâm từ bi có thể giúp nối lại sự truyền thông.
Nhiều người trong chúng ta luôn tìm cách trốn chạy khỏi chính mình, bởi vì chúng ta không biết cách lắng nghe nỗi khổ của chính mình.Khi chúng ta bắt đầu hiểu được niềm đau của chính mình thì chúng ta có thể truyền thông được với chính mình dễ dàng hơn, nhờ đó, chúng ta sẽ dễ dàng truyền thông với người khác.
Ta có thể nói với người vợ đang khổ đau của ta rằng: “Em ơi! Anh biết em đã chịu nhiều đau khổ. Vậy mà, nhiều năm qua, anh đã làm những điều không phải khiến em khổ thêm bởi anh đã không hiểu được những khổ đau của chính anh và cả của em nữa. Hãy giúp anh em nhé! Hãy nói cho anh biết tất cả những khó khăn của em. Ạnh không muốn tiếp tục phạm phải những sai lầm trước đây và làm cho em khổ thêm nữa”. Nếu mình có thể nói với người thương của mình bằng ngôn ngữ như vậy thì người đó có cơ hội mở lòng mình ra. Khi đó ta có thể áp dụng phương pháp lắng nghe với tâm từ bi. Người thương của ta sẽ bớt khổ liền.
 Khi ta đau khổ, ta có xu hướng nghĩ rằng khổ đau của ta là do một người khác gây ra. Chúng ta muốn trừng phạt người đó bởi vì họ đã làm cho ta khổ. Nhưng khi chúng ta thực tập hơi thở có ý thức và nhìn sâu vào nỗi khổ, niềm đau của người đó thì ta sẽ thấy rằng người đó cũng chỉ là nạn nhân của chính khổ đau trong lòng họ nên họ cần được giúp đỡ chứ không đáng bị trừng phạt.
Hoa sen không thể mọc và tỏa hương nếu không có bùn. Hạnh phúc và khổ đau cũng vậy, chúng nương vào nhau. Chúng ta không thể thấy được hạnh phúc ngọt ngào nếu như chưa nếm trải vị cay đắng của khổ đau. Nếu ta chưa bao giờ bị đói, ta sẽ không biết trân quý món ăn. Nếu ta chưa bao giờ thấy chiến tranh, ta sẽ không thấy được giá trị của hòa bình. Nếu chúng ta biết áp dụng sự thực tập chánh niệm vào đời sống hàng ngày thì chúng ta có thể tạo ra hạnh phúc ngay bây giờ và ở đây. Năng lượng chánh niệm là suối nguồn của hạnh phúc nhưng năng lượng đó không thể mua được trong siêu thị mà chỉ có thể do chính bản thân ta tự chế tác ra”.
Hơn ngàn quan khách đồng loạt đứng dậy vỗ tay tán thưởng. Khuôn mặt ai cũng ngời lên niềm xúc động, hạnh phúc, hoan hỉ. Trên bục giảng, thiền sư Thích Nhất Hạnh nở nụ cười rạng rỡ.
Ngài giơ đôi bàn tay lên vẫy vẫy – cách tán thưởng của ngài, trông đôi tay như hoa nở. Cả ngàn người bên dưới cũng giơ tay lên vẫy theo trông như một rừng hoa. Rồi ngài chậm rãi bước xuống, hướng dẫn mọi người đi bộ trong chánh niệm. Ngài đi trước, bước từng bước chậm rãi, thảnh thơi. Hàng ngàn người thong thả bước theo. Họ đi trong im lặng. Mỗi bước chân là một niệm cho an lạc, hòa bình, hạnh phúc, thương yêu.
Những bước đi thong dong, an nhiên như sen nở đưa dòng người chảy ra đường, hướng đến công viên Boston. Xe ô tô đang rầm rập chạy trên đường bỗng dừng lại. Những hành khách đang hối hả sải bước trên hè cũng dừng lại, nhường đường cho dòng người thiền hành trong im lặng chuyên chở biết bao năng lượng yên bình, hạnh phúc…

PHÉP TỌA THIỀN

Bài của Từ Cuồng

Cách thức TỌA THIỀN NIỆM PHẬT nơi Thiền Tào Động
_____________________________________________

Phép Tọa Thiền Niệm Phật này dành cho cư sĩ , lấy “Định Tướng Vô Tướng” làm thể , lấy “Vô Niệm” làm tông chỉ , còn gọi là MẶC CHIẾU THIỀN .
Thiền Mặc Chiếu không nói “điều tức” , “điều tâm” , Khán thoại đầu /công án”, chỉ nói Tọa thiền Niệm Phật để THẤY TÁNH . Không đắc gì , cũng không thành Phật , thành Thánh gì .

MỘT SỐ ĐIỀU CẦN BIẾT KHI TỌA THIỀN :

Kinh Lăng Nghiêm có nói : “Mỗi chúng sanh có một thứ nước gọi là “nước ái”, khi khóc ứa ra mắt gọi là nước mắt, khi tủi ứa ra mũi gọi là nước mũi, khi thèm ứa ra miệng gọi là nước miếng, khi thèm khát dục vọng ứa ra bộ phận sinh dục gọi là nước dâm. Tính chất mỗi nơi tuy có khác nhưng kỳ thực vẫn là một”.
Lại nói: “ Hễ “Tình” thì đổ dồn dập tập trung xuống dưới,” Tưởng” thì đổ dồn tập trung lên trên. Muốn thoát vòng tục lụy thì phải ly Tình ,Tưởng”.

Hằng ngày, tai mắt, miệng mũi, thân ý của chúng ta hễ hướng ra ngoài thì nhiệt lực giảm xuống, đóng lại thì nhiệt lực tăng lên . Con mắt đừng nhìn ra, lỗ tai đừng nghe ngóng, mũi đừng thở mạnh, miệng đừng nói nhiều , thì tất nhiên nhiệt lực trong thân tăng thêm.
Nhiệt lực trong thân tăng thì bầu “khí quyển xác thân” được trương nở để chống chọi với sức ép bên ngoài. Nếu nhiệt lực bị tiêu hao ra nhiều qúa , thì bầu “khí quyển xác thân” bị thắt lại.

Do đó , nếu thái độ hướng nội của hành giả thiếu tinh thần dứt khoát , còn để kẽ hở cho năng lực bị thoát ra , thì kết quả tọa thiền sẽ bị tổn giảm.
Một điều nữa, với thân này trong sinh hoạt hằng ngày , nếu trên đầu thường mát, dưới chân thường ấm là thuận với trật tự thiên nhiên , nên gọi là hỏa thuận.
Nếu ngược lại là hỏa nghịch.

Do vậy , khi tĩnh tọa nên “định thần” vào điểm đơn điền dưới rún trước, rồi sau sẽ bắt đầu, thì nhiệt lực trong cơ thể theo sự “định thần” mà thuận chiều .
Theo đó , nó sẽ giúp cho ta được quân bình cả bộ tuần hoàn, bộ tiêu hóa, không đến nỗi xẩy ra lệch lạc.
Về phần phụ nữ mỗi tháng còn có kinh kỳ xen vào, nên khi có kinh là phải ngừng tĩnh toạ.
Phụ nữ thuộc về “tĩnh” của thái âm , nên cơ thể rất dễ định, nhưng cũng dễ gặp cái bơ vơ trống trải hoặc hôn trầm. Thế nên khi tĩnh tọa, cần tự tạo tinh thần phấn chấn.

***

CÁCH NGỒI TRONG TỌA THIỀN

Có mấy cách tùy theo thích hợp của mỗi người, nhưng hay nhất là ngồi Kiết Già , hay ngồi Bán Già.

– Ngồi Kiết Già : Chân trái gác lên đùi phải, chân phải gác lên đùi trái, thúc sát vào, chống hai nắm tay lên đầu gối, đè cho hai đầu gối xuống sát chỗ ngồi, chuyển động nhẹ xương sống cho các khớp lưu thông, lưng thẳng đầu ngay, vai ngang, hai bàn tay đặt sát vào bụng dưới rún, tay trái nằm dưới tay phải nằm trên, hai đầu ngón cái đụng sát nhau để giữ thế điện trong cơ thể được lưu thông ít bị hao tán, mắt nhắm miệng ngậm, răng đụng nhau, lưỡi đụng răng. Đồng thời tập trung tinh thần tưởng tượng tuyến từ mũi xuống đơn điền cho ngay.

– Ngồi Bán Già : Chỉ có để chân trái lên đùi phải, cũng có thể để chân phải lên đùi trái mà ngồi yên , là được. Không nên ngồi xếp bằng vì rất cấn. Ngoài ra tất cả bố trí đều giống hệt như ngồi kiết già.

– Ngồi trên ghế thòng chân : Cách này để dành riêng cho những người không thể ngồi bán già, kiết già, hay xếp bằng được vì tuổi cao, xương cứng , tật nguyền…. Ngồi cách này thì phải có ghế vuông hay trường kỷ, hoặc ngồi trên giường thòng chân.
Với 3 cách ngồi này cốt sao cho được vững vàng , thẳng người cho ngồi được thoải mái , ít nhất là mười phút .

Về “phương tiện”để ngồi , nên ngồi trên chiếu hay trên ván , không nên ngồi trên nệm, vì ngồi nệm dễ cấn thịt, dễ bị tê. Ngồi trên ván , trên chiếu , tuy bị cấn xương , không quen có thể thấy khó chịu một chút , nhưng không bị tê , lại dễ điều chỉnh.

THỰC HÀNH :

Với một cư sĩ thì tùy điều kiện sống của mỗi người mà có thể phân ngày đêm ra thành hai thời , mỗi thời từ mười đến hai mươi phút , là hợp lí nhất .
Khi bắt đầu ngồi thì tự chọn chỗ ngồi thích hợp với mình , quay mặt vào vách, cách vách khoảng một mét . Nới thắt lưng và áo cho thong thả. Nếu trời lạnh thì đội mũ hay đội khăn che ấm hai lỗ tai. Tư thế giữ bình thường , lưng không qúa thẳng ễnh người, cũng không qúa khòm , vì ễnh thì khí của Định lực sẽ xông lên làm nặng đầu, còn khòm thì dễ ngủ gục.

Vì thường , xương sống của mỗi người do tập quán sinh hoạt mà thường bị lệch lạc. Do vậy , khi ngồi xong , nên khẽ ấn người nghiêng bên phải, bên trái cho các đốt xương sống được ngay ngắn .
Giữ đầu cho thẳng , hai mắt buông xuôi mí xuống để khép mắt theo thế tự nhiên. Không nên mở mắt , vì mở thì thấy ở ngoài và tâm quang bị phân tán. Cũng không nhắm chặt , vì nhắm khít quá là mất tự nhiên , dễ ngủ gục.
Xong rồi kết ấn , tức bố trí hai bàn tay như đã nói trên , làm như hơi mỉm cười để xóa hết những chuyện vui buồn phiền muộn , và tưởng tượng cho tuyến mũi xuống rún được thẳng một hàng với nhau.
Tiếp theo đó, hít vào thở thật nhẹ, chậm chậm để tự nhiên cho bụng dưới từ từ nở ra. Thở ra cũng chậm chậm cho bằng cái hít vào. Và bụng dưới từ từ thót lại. Hít vào thở ra bằng mũi, và miệng bao giờ cũng ngậm kín, giữ cho hơi thở được tương đối đều, đừng nghe tiếng càng tốt.

Nếu trụ thần được dưới rún thì nhiệt lực sẽ tụ về bên dưới, và ăn uống được tiêu hoá không bị trở ngại.
Lưu ý : Khi bắt đầu điều chỉnh hơi thở, nhắm mắt lại, nếu hơi thở có tiếng kho kho một cách êm đềm tế nhị, dù tiếng đó có hết sức nhỏ cũng phải hiểu đó là điểm sắp đi vào cõi ngủ.
Khi mới tập có thể canh đồng hồ để biết thời gian tọa thiền , người mới tập , thời tọa thiền ít hết cũng phải mười phút , sau có thể đến hai mười phút. Sau đó quen rồi có thể đoán chừng . Không nên ngồi qúa lâu .

NỘI DUNG TỌA THIỀN NIỆM PHẬT:

Ở đây , ta chọn câu : NAM MÔ A DI ĐÀ PHẬT để niệm .

Khi thu xếp tĩnh tọa xong , thân yên lặng , nhắm mắt ngậm miệng lại, răng cắn nhẹ vừa đụng nhau, lưỡi đụng răng, tay kết ấn, niệm ba chơn ngôn theo thứ tự sau :

1- Tịnh Pháp giới chơn ngôn : Án lam xóa ha (ba lần)
2- Tịnh Tam nghiệp Chơn ngôn : Án ta phạ bà phạ , truật đà ta phạ , đạt ma ta phạ , bà phạ truật độ hám (ba lần)
3- “Yết ế yết đế ba la yết đế , ba la tăng yết đế , bồ đề tát bà ha ( một lần)
Rồi nối theo , niệm tương tục : Nam mô A Di Đà Phật .

*LƯU Ý :

Không “quán tưởng” gì hết , để ngừa phân tâm hay ly tâm hướng ngoại.

Trong Tâm mặc niệm 6 chữ Nam MôA DI ĐÀ PHẬT một cách đều đều ,không gấp không hưỡn, vừa khép con mắt thịt lại , cũng vừa mở hoác con mắt Tâm ra, soi hẳn vào trong thân tâm để lóng nghe tướng chuyển động của làn sóng mặc niệm trong thân tâm xem nó ở đâu, ra sao .Đồng thời Tâm vẫn đều đều niệm Phật

Cứ vừa theo dõi, vừa niệm Phật . Cứ như thế mà tiến , cho đến hết thời tọa thiền.
Buổi đầu , có thể hành giả chỉ thấy một khối tối thui , hoặc vọng niệm xẹt ra xẹt vào, mặc kệ nó. Một tuần , hay nửa tháng sau , thì tình trạng hỗn độn tối thui sẽ bắt đầu sáng sủa .

Nếu người Nghiệp nặng nề thì có thể mất hàng tháng , việc niệm Phật mới hết tán loạn . Nhưng không hề gì .
Chỉ cần hành giả thôi nghĩ tối nghĩ sáng , thôi nghĩ tụ , nghĩ tán , thôi nghĩ ngồi đubgs ngồi sai … , ngay chỗ đó là “Trúng” .
Bởi khi hành giả niệm chơn ngôn , ngay chỗ đó , pháp giới và ba nghiệp của hành giả đã tự thanh tịnh rồi.

Có nghĩa là : Nước Tâm của hành giả đã lắng trong , hành giả sẽ dễ dàng phát ra đều đều “ làn sóng động tướng năng niệm” của câu NAM MÔ A DI ĐÀ PHẬT đang rung chuyển một cách đều đều , nhà Thiền gọi đó là Thiền Âm.

Phải giữ làn sóng niệm Phật cho đều và tương tục , nếu ngừng hẳn mặc niệm thì làn sóng rung chuyển này sẽ bị mờ mất hút. Cố giữ cho mặc niệm đều đều và chú tâm theo dõi cho thật sát , đến hết thời tọa thiền thì sẽ “xả” ra.

Điều nên biết là: “mặc niệm liên tục” là cốt để qui tụ muôn niệm vọng tâm, kết thành một khối , cho tinh thần được định. Còn lóng nghe vào làn sóng động tướng năng niệm NAM MÔ A DI ĐÀ PHẬT , là để ngăn hẳn si mê không cho xuất hiện , tinh thần thường trực tỉnh táo, sáng suốt, cho Định và Tuệ cân nhau.

Khi hành giả lóng nghe được “làn sóng động tướng năng niệm” của câu NAM MÔ A DI ĐÀ PHẬT của mình đang mặc niệm , thì đó chính là lúc muôn niệm chầu về làm một niệm.
Nhưng không phải một lần tụ về là tất cả vọng niệm đều tụ hết, dĩ nhiên là còn bao nhiêu vọng niệm tản mác, rải rác khắp mọi nơi . “Niệm nhiếp Niệm” càng kỹ, theo dõi càng sát , thì sự qui tụ vọng niệm càng được kỹ càng hơn, để tránh khỏi rơi vào thế làm một lần không kỹ thì sự chữa đi chữa lại cũng phải hao tốn nhiều lần.

CÁCH XẢ THIỀN :

Khi mãn thời tọa thiền , hành giả phải xả thiền .
Muốn xả , trước hết khẽ hạ xương sống xuống một chút để cho chân bớt tê (nếu có), rồi lơi chân ra và thở bình thường.
Khi hết tê, xoa mạnh hai lòng bàn tay cho thật nóng, áp lên mắt để rút hết những ngưng động trong mí mắt lúc ngồi thiền.
Kế đó xoa sau lưng chỗ hai bên trên mông đít, xoa chẽn vùng phía dưới tim bên phải bên trái, và hai bên mạn sườn; xoa hai bên lỗ tai đến xoa các khớp lắc léo; rồi dùng tay mặt xoa lòng bàn chân trái, tay trái xoa lòng bàn chân mặt và giữ yên cho lòng bàn tay, lòng bàn chân sát nhau nửa phút.
Xong rồi nằm yên xuống, xương sống giãn ra , có thể hơi kêu . Bấy giờ bắt đầu xoa bụng nhè nhẹ, từ trên xuống dưới, từ trái qua phải, rồi từ phải qua trái. Hễ từ trái qua phải thì dùng tay trái, từ phải qua trái thì dùng tay phải, cho ruột được trở lại ngăn nắp bình thường. Nằm yên độ vài ba phút, rồi ngồi dậy đi tới lui năm bảy bước , vừa đi vừa niệm bảy lần danh hiệu Nam Mô Quan Thế Âm Bồ Tát , rồi mới nên nằm ngủ ( nếu là thời tọa thiền tối).

Khi mới xả ra , không nên ăn uống ngay thức nóng quá hay lạnh quá.
Nếu uống nước thì uống thong thả uống từ chút một , để tránh cho cơ thể bị phản ứng thay đổi đột ngột.

Mục đích của phépTọa Thiền Niệm Phật là điều chỉnh con người trở về với Tâm thể Vô Niệm . Cho nên , cần gạt bỏ mọi vọng cầu Phật ,Thánh , kiêng cử , chay mặn …, sống thật bình thường với chính mình , không sửa đổi sinh hoat một cách đột ngột . Tọa thiền xong là vui vẻ nhập ngay vào cuộc sống thường nhật .

****
Phụ chú :

“Tẩu hỏa nhập ma” là thế nào ?

– Hoặc người tu tập Thiền , trong lúc ngủ, mơ thấy tất cả những chuyện dữ lành, nào thiên đàng, nào địa ngục, nào dạo chơi đến cảnh thần tiên, nào thấy thần tiên đến đón rước … tất cả đều không nên đắm chấp, mặc kệ cho nó, việc ta ta cứ làm, dù cho có Phật hiện trong chiêm bao cũng đừng quan tâm.
– Hoặc đang khi tĩnh tọa thấy có giai nhân đến ăn mặc hấp dẫn, hoặc mang thức ăn, cá thịt đến đút vào mồm, hoặc đem đàn đến đánh bên tai; hoặc xướng ca múa hát; hoặc có khi thấy rắn hiện đến bò quanh chỗ ngồi; hoặc nhìn thầy trong bụng có những con lãi có thể thò tay bắt được mà trong bụng vẫn không sao; hoặc thấy có nhiều phụ nữ loã thể áp đến khêu gợi; hoặc thấy Phật đến thọ ký; hoặc nghe trong tâm có tiếng nói; hoặc thấy có ánh sáng đầy nhà hoặc nghe mùi hương thơm ngát hoặc đúng giờ ấy Phật xuất hiện …

Hết thảy những thứ ấy đều thuộc huyễn giác. Mục tiêu của hành giả là Tâm thể Vô Niệm , nếu chú ý đến huyễn giác , đó chính là tự ta biến chúng nó thành ma quái để khuấy rối ta.
Cho nên việc của ta, ta cứ làm, đừng để ý gì đến chúng , rồi chúng tự tiêu tan. Thiền Học có nói: “Gặp ma thì trảm ma, gặp Phật thì trảm Phật” , chính là nghĩa này.

– Hoặc đêm nằm thấy có thần linh đỡ chỗ nằm, hoặc thấy có nhiều người đến nắn bóp … cũng đều là những chuyện không có gì linh thiêng chớ nên lưu tâm tham đắm.
– Hoặc có khi nghe chim chóc, thú vật nói chuyện với nhau một cách rõ ràng. Hoặc nhìn thấy cụm mây biến thành thần linh; cây cột biến thành người đứn; cái ghế biến thành con heo, sợi dây biến thành con rắn, tiếng giã gạo biến thành tiếng chuông … tất cả đều là thác giác.
– Hoặc có khi trong thời kỳ hạ thủ công phu bỗng dưng có nhiều người tập trung đến xin thuốc, có khi chỉ cho uống nước lạnh hoặc lá cây khô cũng khỏi bệnh. Thậm chí đến rờ đầu bệnh nhân là bệnh khỏi, chăng nữa đối với mục đích tâm thể vô niệm viên thông giải thoát cũng chẳng liên quan, chớ nên đam mê mà rơi vào con đường danh lợi, dâm tà. Việc đâu còn có đó, việc nào theo việc nấy chớ nên lầm lẫn mà đường tẻ mất dê.
– Hoặc có khi vì mê tọa thiền thái quá , thời gian kéo dài qúa lâu , sức dồn ép quá táo bạo, làm cho việc ngồi bị loạn , hoặc loạn tâm mà nhìn thấy suốt ra tới mặt biển , thấy mặt trời vừa lên, hoặc nhìn sang bên kia núi thấy có người đi, hoặc biết người xung quanh trong bụng nghĩ gì; hoặc xung quanh am chỗ ngồi cây cỏ trổ hoa sen … Hết thảy những việc vừa nói đều thuộc lĩnh vực dồn ép thái quá, làm cho tâm linh bốc bay mà có ra như thế !

Chỉ nên nhắm vào mục tiêu “Tâm thể Vô Niệm” mà tọa Thiền, tự mình mình biết, tự mình mình hay, không cần phải rong ruổi theo những thứ nhãm nhí , vừa mệt trí mà còn gây thêm tai hại.
Thiền học có câu: “Chỉ cần hết tình phàm, chứ không dung chứa sự tạo ra thành lý giải”. (Đản tận phàm tình bất dung thánh giải) là nghĩa thế.

– Hoặc trong giấc mơ có khi thấy xuất thần đi cứu người dưới địa phủ, hoặc lên cung trời Đâu Suất gặp Phật Di Lặc, hoặc trong khi ngồi mơ màng thấy binh ma tướng qủy … tất cả như thế đều thuộc ngoài lề mục đích, không cần phải lưu tâm.
– Hoặc trong thời gian tu hành được tiếng tăm nổi dậy, người đến hoan nghênh như nước, hoặc xin thuốc, hoặc cầu pháp, hoặc đem lễ vật đến cúng bái …. đều là những việc thúc đẩy cho hành giả dễ bị rơi vào vòng sa đọa danh lợi thường tình mà vẫn tưởng mình là thần thánh.

Đây là mê lầm rất nguy hiểm, mà không ít hành giả coi thường . Kì thực đó là “tẩu hỏa nhập ma” do tọa thiền sai tông chỉ mà ra vậy .

Về góp ý sửa đổi dự thảo Luật quy hoạch đô thị

Về góp ý sửa đổi dự thảo Luật quy hoạch đô thị 


Tháng 10-11-12/2008
 
Luật số                                        ra ngày

Số: 30/2009/QH12

Hà Nội, ngày 17 tháng 6 năm 2009

 
KTS. Trần Trung Hiếu
hieu_qh@yahoo.com

Một số nội dung góp ý chung:

– Nhà nước xem vấn đề “quy hoạch đô thị” có vị trí vai trò quan trong cấp quốc gia. Nên do đó, Luật quy hoạch đô thị ra đời đảm bảo cho hoạt động quy hoạch đô thị định hướng đúng đắn các vấn đề chiến lược phát triển của quốc gia và là cơ sở để kiểm soát, hình thành một đô thị theo đúng mong muốn và nguyện vọng của toàn dân. Nếu mọi hành vi nhằm làm cản trở, sai lệch và phá hoại quy hoạch đô thị đều bị xử phạt theo các quy định Luật này.

Tránh dẫn đến những mâu thuẫn và trùng lắp về nội dung với Luật Xây dựng do đó có thể xem dự thảo như là sự bổ sung kiện toàn và gộp Luật Xây dựng và Luật quy hoạch đô thị thành Luật Xây dựng đô thị.

– Các hoạt động quy hoạch đô thị có được xem là từ lúc lập quy hoạch đô thị đến khi xây dựng hoàn chỉnh đô thị?

– Cần bổ sung nhiều nội dung nữa liên quan trực tiếp đến các hoạt động quy hoạch đô thị.

– Các hoạt động quy hoạch đô thị cần được phân cấp và phân loại hệ thống theo từng cấp.

– Cơ cấu lại các Chương, Mục, Điều và Khoản theo hệ thống trên để tránh trùng lặp nhưng đồng thời đảm bảo tính Luật (chặt chẽ, rõ ràng, thống nhất, toàn diện…). Trên cơ sở đó, đảm bảo nội dung của Luật là đầy đủ.

– Bộ Xây dựng có trách nhiệm ban hành cơ chế tổ chức các hoạt động quy hoạch đô thị được quy định trong Luật này.

– Hoạt động quy hoạch đô thị được quy định trong Luật này phải thống nhất hài hòa và liên hệ chặt chẽ với các hoạt động khác trong đô thị, luôn vận động và phát triển, đảm bảo các lợi ích chính đáng của tất cả các chủ thể đóng góp cho sự tạo lập, tồn tại và phát triển đô thị (người có công với đô thị…).

– Thống nhất cách sử dụng các thuật ngữ khoa học chuyên môn để không xảy ra tình trạng một nội dung nhưng hai văn bản có cách thể hiện khác nhau hoặc một văn bản nhưng hai cách viết khác nhau.

– Câu phải đúng ngữ pháp, hiểu theo một nghĩa.

– Từ ngữ phải đúng chính tả.

Một số nội dung góp ý cụ thể:

Về Chương I

 Những quy định chung

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh  

– Dự thảo Luật này điều chỉnh các hành vi trong hoạt động quy hoạch đô thị và quy định quyền và nghĩa vụ của các chủ thể tham gia vào hoạt động quy hoạch đô thị.

Điều 2. Đối tượng áp dụng (xem Luật Xây dựng …)

– Dự thảo Luật này áp dụng đối với tổ chức, cá nhân trong nước; tổ chức, cá nhân nước ngoài hoạt động quy hoạch đô thị trên lãnh thổ Việt Nam.

– Trường hợp những quy định Dự thảo Luật này khác với pháp luật liên quan đến hoạt động quy hoạch đô thị thì áp dụng quy định Dự thảo Luật này.

– Trường hợp điều ước quốc tế mà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam ký kết hoặc gia nhập có quy định khác với Dự thảo Luật này, thì áp dụng quy định của điều ước quốc tế đó.

Điều 3. Áp dụng pháp luật (đã được quy định tại Điều 2)

Điều 4. Giải thích từ ngữ

Đề nghị tham khảo tài liệu khoa học về “Đô thị học”; từ điển Tiếng Việt và từ điển Luật pháp – mọi từ ngữ được giải thích mang ý nghĩa phổ quát, hiển nhiên và tất yếu; đúng trên phạm vi toàn quốc và hướng đến chuẩn mực của luật quốc tế – tiến bộ nhất có thể.

– Mọi từ ngữ được giải thích là cơ bản và liên quan đến vấn đề quy hoạch đô thị thì được giải thích tại Điều này.

– Các khái niệm trong Luật này phải đảm bảo không mâu thuẫn với cách hiểu trước đây đã được quy định tại các văn bản pháp luật đã ban hành. Nếu khác, cần được giải thích rõ và đi đến thống nhất cách hiểu và áp dụng.

– Đô thị là khu vực bao gồm không gian vật thể, không gian kinh tế và không gian văn hóa – xã hội (điều này bao hàm cả khái niệm đô thị là khu vực phi nông nghiệp, hình thái xã hội phát triển ở trình độ cao).

– Kiến trúc đô thị là vật thể đảm bảo các yêu cầu về sự bền vững, công năng và thẩm mỹ theo yêu cầu của từng loại đô thị (đây là khái niệm hẹp về đô thị).

– Không gian đô thị là không gian vật thể và không gian xung quanh không gian vật thể mang đặc điểm tính chất của 3 loại không gian đô thị (đây là khái niệm rộng về đô thị).

– Cảnh quan đô thị là không gian đô thị tại một vị trí nào đó mà con người nhìn thấy.

– Không gian vật thể là các vật thể trong đô thị mang chức năng phục vụ cho sự phát triển của con người (kinh tế – văn hóa – xã hội).

– Không gian kinh tế là không gian vật thể đảm bảo cho các hoạt động (phi nông nghiệp) kinh tế trong xã hội.

– Không gian văn hóa – xã hội là không gian vật thể đảm bảo cho các hoạt động quan hệ xã hội.   

– Hệ thống đô thị là tập hợp gồm nhiều đô thị liên kết gắn bó chặt chẽ về mọi mặt với nhau.

– Không gian ngầm đô thị cũng là không gian đô thị nhưng nhằm chỉ rõ đặc điểm nằm dưới mặt đất của không gian vật thể.

Môi trường đô thị cũng là không gian đô thị nhưng nhằm nhấn mạnh đến các điều kiện tự nhiên trong đô thị.

– Do đó không gian vật thể và môi trường đô thị là đối tượng của mọi hoạt động đô thị nhằm đạt được sự phát triển về kinh tế, xã hội và văn hóa.

– Quy hoạch đô thị là lập kế hoạch tạo lập và phát triển đô thị.

– Hoạt động quy hoạch đô thị là mọi hoạt động nhằm tạo lập ra đô thị và thúc đẩy đô thị đó phát triển về mọi mặt đời sống kinh tế, xã hội và văn hóa. (Các hoạt động không nhằm tạo lập ra đô thị một cách trực tiếp thì thuộc phạm vi của các ngành lĩnh vực khác do Bộ Luật khác quy định).

– Tính chất đô thị là đặc điểm, đặc trưng hay chức năng đặc biệt của đô thị đó nhằm phân biệt và nhận biết mục tiêu, vai trò của sự tồn tại đô thị đó.

– Loại đô thị là cách phân loại đô thị theo tính chất đô thị.

– Đô thị hiện có là đô thị trong hệ thống đô thị quốc gia đã được xác lập.

– Đô thị mới là đô thị sẽ được xác lập trong hệ thống đô thị quốc gia (đô thị hình thành trên cơ sở các quy luật phát triển nhất định chứ không phải do ý muốn chủ quan của bất cứ Nhà nước nào).

– Khu đô thị mới là khu vực thuộc đô thị sẽ hình thành trên cơ sở của hoạt động quy hoạch đô thị nhằm mục tiêu tạo lập khu chức năng hoàn chỉnh (hoạt động quy hoạch cải tạo đô thị mà phá bỏ đi hoàn toàn phải lập mới, cũng được coi là khu đô thị mới?).

– Khu chức năng đô thị là không gian vật thể nhằm đảm bảo sự tồn tại, hoạt động và phát triển của đô thị về một trong các mặt kinh tế – xã hội – văn hóa (khác với hệ thống chức năng đô thị là gồm nhiều khu chức năng trên lập thành một hệ thống đáp ứng các nhu cầu của đô thị).

– Vùng đô thị cực lớn là đô thị có sự tập trung quá mức những yếu tố tạo thành đô thị và có sự ảnh hưởng rộng lớn đến nhiều đô thị khác.

– Đối với đô thị cực lớn thì khu đô thị cũng có thể là 1 đô thị hoàn chỉnh.

– Loại quy hoạch đô thị là cách phân loại quy hoạch đô thị theo các hoạt động quy hoạch đô thị.

– Quy hoạch tổng thể đô thị là kế hoạch phát triển hệ thống đô thị của quốc gia.

– Quy hoạch vùng đô thị là kế hoạch phát triển một nhóm đô thị được phân chia theo vùng theo quy định của quy hoạch tổng thể đô thị.

– Quy hoạch vùng đô thị cực lớn là kế hoạch phát triển đô thị cực lớn đồng thời là động lực phát triển cho vùng đô thị.

– Quy hoạch chung: với cách diễn đạt trong Dự thảo Luật này thì không nên dùng khái niệm “quy hoạch chung” (Ghênêralnyi) vì cũng có thể hiểu là “quy hoạch tổng thể”.

– Quy hoạch hướng dẫn đô thị là kế hoạch phát triển cho một đô thị.

Quy hoạch phân khu hiện nay được áp dụng khá phổ biến trên thế giới nhưng không rơi vào tình trạng chi tiết hóa như ở nước ta mà chỉ nhằm chỉ rõ hướng phát triển đô thị thuận lợi nhất theo từng nhóm đối tượng phát triển cụ thể trong đô thị, từ đó các chủ thể đầu tư nhận thức rõ các nguồn lợi để tập trung đầu tư một cách hiệu quả và bền vững nhất.

– Nhưng với cách hiểu trong Dự thảo Luật này thì nên ghi là “quy hoạch hướng dẫn” sẽ không nhầm lẫn với quy hoạch chi tiết.

– Nếu quy hoạch chỉ là sự “phân chia” theo ý muốn ngẫu nhiên nào đó thì có phải là quy hoạch?

– Khái niệm “quy hoạch phân khu” và “quy hoạch chi tiết” khác nhau về chức năng, về yêu cầu quản lý kiến trúc, cảnh quan, trong một khu vực đô thị?  Vậy “quy hoạch phân khu” không quan tâm đến cảnh quan?.

– Việc xác định các loại hoạt động quy hoạch đô thị như trên, vừa đảm bảo tính khái quát cao – sự phân cấp quản lý hành chính và phân cấp hệ thống hoạt động quy hoạch đô thị. Phải thêm các khái niệm “quy hoạch tham dự”, “quy hoạch cải tạo”,… để có thể áp dụng vào thực tiễn khi các chủ thể tham gia vào các hoạt động tạo lập đô thị.

– Quy hoạch chi tiết là kế hoạch phát triển một khu vực trong đô thị.

– Thiết kế đô thị là kế hoạch phát triển một phần, một, nhiều khu chức năng đô thị hoặc một đô thị theo những chuẩn mực khoa học đã được xác định sẵn để tạo lập một không gian đô thị hoặc một đô thị hoàn chỉnh, phát triển tốt và bền vững (không phải là tạo lập đô thị mà tạo lập không gian đô thị – do đó thiết kế đô thị là cơ sở khoa học nhằm đảm bảo quy hoạch đô thị được hiện thực hóa và thiết kế đô thị có các mức độ khác nhau từ gián tiếp đến trực tiếp tạo ra không gian đô thị ở mọi cấp độ quy hoạch khác nhau).

– Luật quy hoạch đô thị có đề cập tới “thiết kế đô thị” nhưng không xác định được “thiết kế đô thị” là gì thì sao có thể áp dụng luật để quản lý các hoạt động quy hoạch đô thị.

– Thời hạn quy hoạch đô thị là thời gian được quy định để hoàn thành các kế hoạch đã được lập ra bằng hoạt động quy hoạch đô thị. (Do quy hoạch đô thị là một kế hoạch có tính dự báo nhằm đáp ứng các yêu cầu của đô thị trong tương lai và là nội dung của các dự báo – dự báo quyết định việc xác lập thời gian này chứ việc xác lập thời gian này không thể quy định được các dự báo).

– Thời hạn hiệu lực của quy hoạch đô thị: quy hoạch đô thị là một sản phẩm có sự tham gia của rất nhiều chủ thể và có sự ảnh hưởng một cách trực tiếp đến các chủ thể đó nên hạn chế đến mức tối thiểu việc điều chỉnh hoặc hủy bỏ quy hoạch đô thị (trừ các trường hợp bất khả kháng như thiên tai, địch họa, dịch bệnh). Dự thảo Luật này phải góp phần làm tốt công tác quy hoạch đô thị chứ không phải tạo điều kiện muốn chỉnh sửa và hủy bỏ lúc nào cũng được chỉ cần dựa trên cơ sở thực tiễn (khi có nhà đầu tư lớn thì điều chỉnh còn không có thì không điều chỉnh…).

– Các chỉ tiêu quy hoạch đô thị là các thông tin cơ bản quy định mức độ phát triển đô thị.

– Các chỉ tiêu quy hoạch sử dụng đất là các thông tin cơ bản quy định mức độ phát triển của một khu đất trong đô thị (quy hoạch đô thị quy định các chỉ tiêu này).

– Chứng chỉ quy hoạch sử dụng đất là văn bản ghi thông tin về các chỉ tiêu quy hoạch sử dụng đất do cơ quan có thẩm quyền ban hành để làm cơ sở thực hiện các hoạt động đầu tư – xây dựng đô thị.

– Giấy phép quy hoạch đô thị là văn bản do cơ quan có thẩm quyền cấp cho các chủ thể chịu trách nhiệm lập quy hoạch đô thị.

– Chứng chỉ hành nghề quy hoạch đô thị là văn bản do cơ quan có thẩm quyền cấp cho các chủ thể chịu trách nhiệm tư vấn lập quy hoạch đô thị (có thể chỉ là 1 cá nhân nhưng cá nhân đó phải đại diện cho 1 tổ chức nhất định đảm bảo có thể tư vấn chính xác và đầy đủ về quy hoạch đô thị.

– Quản lý quy hoạch đô thị là một loại hoạt động quy hoạch nhằm đảm bảo các hoạt động quy hoạch đô thị là đúng theo quy định Dự thảo Luật này.

– Lấy ý kiến quy hoạch đô thị là một loại hoạt động quy hoạch nhằm lấy ý kiến của tất cả mọi chủ thể liên quan đến quy hoạch đô thị.

– Thẩm định quy hoạch đô thị là công tác chuyên môn chuyên ngành đô thị xem xét và có ý kiến đối với quy hoạch đô thị được lập.

– Do đó “lấy ý kiến quy hoạch đô thị” là hoạt động nằm trong quá trình “thẩm định quy hoạch đô thi”.

– Giám sát hoạt động quy hoạch đô thị là hoạt động theo dõi hoạt động của các chủ thể quy hoạch đô thị đúng theo quy định của pháp luật.

– Quy hoạch hạ tầng đô thị là kế hoạch phát triển hạ tầng đô thị (cũng là một hoạt động trong quy hoạch đô thị.

– Hạ tầng kỹ thuật khung là hệ thống không gian vật thể cơ bản thiết yếu trong đô thị có tính chất quyết định đối với sự tồn tại, phát triển của đô thị về mặt kỹ thuật.

– Hạ tầng sản xuất là hệ thống không gian vật thể cơ bản thiết yếu trong đô thị có tính chất quyết định đối với sự tồn tại, phát triển của đô thị về mặt sản xuất.

– Hạ tầng xã hội là hệ thống không gian vật thể cơ bản thiết yếu trong đô thị có tính chất quyết định đối với sự tồn tại, phát triển của đô thị về mặt xã hội.

– Hạ tầng khung là bao gồm 3 loại hạ tầng trên.

– Tài liệu quy hoạch đô thị: là mọi cơ sở khoa học – pháp lý liên quan đến hoạt động quy hoạch đô thị.

– Nhiệm vụ quy hoạch là bước lập tài liệu quy hoạch đô thị ở cấp độ xác định mục tiêu kinh tế – xã hội – văn hóa của kế hoạch phát triển đô thị. (Luận chứng kinh tế kỹ thuật được cấp thẩm quyền phê duyệt mới được gọi tắt là nhiệm vụ quy hoạch – không nên hiểu cứ có nhiệm vụ quy hoạch là được phê duyệt – nội dung kỹ thuật là nội dung xuyên suốt cả 3 mục tiêu trên.)

– Đồ án quy hoạch đô thị là bước lập tài liệu quy hoạch đô thị ở cấp độ xác định cụ thể nội dung của kế hoạch nhằm đạt được các mục tiêu phát triển đô thị mà nhiệm vụ quy hoạch đã đề ra.

Điều 5. Phân loại đô thị theo cấp quản lý hành chính

Điều 6. Nguyên tắc tham gia hoạt động quy hoạch đô thị

– Nguyên tắc đó là gì? “Nguyên tắc tuân thủ” là tuân thủ.

– Các chủ thể trong đô thị đều hiển nhiên được quyền tham gia vào hoạt động quy hoạch đô thị ở những mức độ khác nhau phụ thuộc vào quyền và nghĩa vụ của chủ thể đó theo quy định của pháp luật.

– Mọi hoạt động nhằm tạo lập nên đô thị đều phải tuân theo quy hoạch đô thị được cấp thẩm quyền phê duyệt.

– Khoản 1 và 2 là không khác nhau về bản chất.

Điều …. Các loại hoạt động quy hoạch đô thị

Điều 7. Yêu cầu chung đối với quy hoạch đô thị (tham khảo Điều 13 Luật xây dựng)

– Điều 7 có khác với Điều 6.

– Quy hoạch đô thị phải đảm bảo các lợi ích quốc gia, cộng đồng và các chủ thể trong đô thị bằng cách đáp ứng được các mục tiêu phát triển kinh tế – xã hội và văn hóa mà đô thị đó mong muốn hướng đến.

Cụ thể hóa là gì? Khái niệm “cụ thể hóa” khác với “đáp ứng” như thế nào?

 – Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế có phải là quy hoạch đô thị không?

– Quy hoạch đô thị có cấp độ thấp hơn quy hoạch vùng?

– Quy hoạch vùng không phải là quy hoạch đô thị?

– Quy hoạch đô thị phải được lập trên các cơ sở: trình độ khoa học kỹ thuật; các nguồn tài nguyên sẵn có; các tiềm năng, động lực hiện có.

– Từ “thể hiện” là một từ mơ hồ. Quy hoạch đô thị chỉ mang tính địa phương hay còn mang tính quốc gia nữa? Do bản chất của quy hoạch đô thị là nhằm phát triển đô thị thì tất yếu phải bảo vệ môi trường và đáp ứng các nhu cầu dân cư, an ninh quốc phòng, phòng chống các thảm họa thiên tai nữa.

– Dự báo: quy hoạch đô thị là dự báo – không dự báo không là quy hoạch đô thị.

– Quy hoạch đô thị phải đảm bảo tính thống nhất trong các hoạt động quy hoạch đô thị và với các hoạt động thuộc lĩnh vực và ngành khác (trên nguyên tắc hợp lý, hài hòa và thông suốt).

– Quy hoạch đô thị phải đảm bảo tạo lập được không gian đô thị cụ thể cho từng giai đoạn phát triển nhất định của đô thị.

Quy hoạch đô thị phải đảm bảo sự phát triển của không gian đô thị là không làm tổn hại đến sự tồn tại và phát triển của kinh tế, xã hội, văn hóa và môi trường tự nhiên.

– Quy hoạch đô thị phải đảm bảo tính thống nhất bao gồm cả ba không gian cơ bản tạo lập thành đô thị.

– Quy hoạch đô thị phải đảm bảo các yêu cầu khoa học chuyên ngành về đô thị và liên quan đến đô thị.

Điều 8. Trình tự lập thẩm định và phê duyệt quy hoạch đô thị

– Nếu nói khác với Nghị định 08 đã ban hành?

– Nên đưa vào mục Tổ chức lập quy hoạch đô thị.

1. Tổng hợp đánh giá các cơ sở để xác lập nhiệm vụ quy hoạch đô thị.

2. Lập nhiệm vụ quy hoạch đô thị.

3. Thẩm định và lấy ý kiến nhiệm vụ quy hoạch đô thị (ở mức độ nào?).

4. Phê duyệt nhiệm vụ quy hoạch đô thị.

5. Tổng hợp đánh giá các cơ sở để xác lập đồ án quy hoạch đô thị.

6. Lập đồ án quy hoạch đô thị.

7. Thẩm định và lấy ý kiến đồ án quy hoạch đô thị (ở mức độ nào?).

– Có Khoản này thì phải có Khoản 3 – Mục 2 Chương II nói về lấy ý kiến quy hoạch đô thị là bao gồm nhiệm vụ quy hoạch và đồ án quy hoạch.

8. Phê duyệt đồ án quy hoạch đô thị.

9. Lập quy chế quản lý (tổ chức thực hiện) quy hoạch kiến trúc.

10. Phê duyệt quy chế quản lý quy hoạch kiến trúc.

11. Công bố thông tin quy hoạch.

11. Hướng dẫn thông tin quy hoạch.

12. Cấp chứng chỉ quy hoạch đô thị.

13. Cấp giấy phép đầu tư xây dựng.

Điều 9. Quyền và nghĩa vụ của các tổ chức cá nhân trong việc tham giavà giám sát hoạt động quy hoạch đô thị

– “Giám sát” là một hành vi hoạt động đô thị còn “tham gia” là một hoạt động hành vi nào đó (tham gia giám sát, tham gia ý kiến, bảo vệ môi trường…).

– Bộ Xây dựng đề ra cơ chế tham gia ý kiến; cơ chế giám sát để mọi chủ thể tham gia hoạt động quy hoạch đô thị đều được đảm bảo quyền này (chủ thể nào cản trở, không đảm bảo quyền này của chủ thể khác đều bị xử phạt theo quy định của pháp luật).

– Khoản 1, 3 nói về quyền còn Khoản 2, 4 nói về nghĩa vụ?

– Có quyền giám sát mà không được quyền phản ánh thì đâu có cơ chế giám sát. Do đó, quyền giám sát là bao gồm quyền phản ánh và kiến nghị.

– “Tổ chức xã hội – nghề nghiệp” được mời trong “Hội đồng thẩm định” phải có trách nhiệm vậy các chuyên gia đô thị,…, trong Hội đồng này không cần phải có trách nhiệm.

– Mọi chủ thể trong đô thị đều phải có trách nhiệm đối với đô thị và quy hoạch đô thị bằng các hình thức do Bộ Xây dựng quy định đối với từng loại chủ thể.

– Cơ quan quản lý Nhà nước có thẩm quyền quản lý quy hoạch đô thị phải có trách nhiệm tiếp nhận, nghiên cứu và tổng hợp báo cáo người đứng đầu cơ quan để xem xét và chỉ đạo yêu cầu chủ thể lập quy hoạch đô thị hay chủ thể tạo lập đô thị tuân thủ.

– Kết quả của việc xem xét trên phải được công bố công khai đến các chủ thể đã tham gia ý kiến, đã phản ánh và kiến nghị trước khi có Quyết định yêu cầu chủ thể lập quy hoạch hoạch đô thị, chủ thể tạo lập đô thị thực hiện. Trong trường hợp khẩn cấp, Quyết định có thể được công bố trước hoặc đồng thời với kết quả của việc xem xét trên.

Điều 10. Lưu trữ tài liệu quy hoạch đô thị

– Cá nhân có thẩm quyền gì? Nếu chủ đầu tư lập quy hoạch hoạch chi tiết và phê duyệt nhiệm vụ quy hoạch chi tiết thì làm sao để cơ quan quản lý Nhà nước có thẩm quyền giám sát được nhiệm vụ đó đã đảm bảo được các yêu cầu khoa hoạch chuyên ngành đô thị hay chưa? Chủ đầu tư phải có trách nhiệm lưu trữ và cung cấp cho cơ quan quản lý Nhà nước để xem xét và cho ý kiến khi chủ đầu tư đã ký Quyết định phê duyệt thì có trách nhiệm cung cấp cho cơ quan đó để lưu trữ hồ sơ.

– Nhiệm vụ quy hoạch đô thị là một đồ án nháp của đồ án quy hoạch đô thị?

Điều 11. Điều kiện của tổ chức, cá nhân hoạt động lập quy hoạch đô thị

– Chủ đầu tư là chủ thể được cấp giấy phép quy hoạch để được lập quy hoạch đô thị phải có chứng chỉ hành nghề?

– Tổ chức tư vấn phải có đủ điều kiện về tư cách pháp nhân; số lượng và năng lực cán bộ; thiết bị kỹ thuật; năng lực quản lý kỹ thuật, chất lượng theo quy định nhưng không cần phải có chứng chỉ hành nghề?

– Hoạt động lập quy hoạch đô thị và hoạt động tư vấn lập quy hoạch đô thị đô thị là do hai chủ thể khác nhau nếu chủ đầu tư không đủ khả năng đảm nhận việc tư vấn quy hoạch đô thị.

Điều 12. Lựa chọn tổ chức, cá nhân hoạt động tư vấn lập quy hoạch đô thị

Khái niệm “thực hiện lập” khác với “lập quy hoạch đô thị” như thế nào?

– Không có “điều kiện” (Điều 11) làm sao “chọn lựa” (Điều 12)?

– Khái niệm “tư vấn thực hiện” khác với “lập quy hoạch đô thị” như thế nào?

– Khái niệm “tổ chức lập” khác với “lập quy hoạch đô thị” như thế nào?

– Tổ chức, cá nhân nước ngoài không được lập quy hoạch chung, quy hoạch phân khu, nhưng được tham gia trong Hội đồng kiến trúc quy hoạch và tham gia hoạt động tư vấn quy hoạch đô thị.

– Khoản 2 mâu thuẩn với quy định tại Điều 61.

– Từ “thiệt hại” là một từ mơ hồ.

Điều 13. Kinh phí cho công tác tư vấn, lập và tổ chức thực hiện quy hoạch đô thị

– Dự án đầu tư xây dựng công trình không được quy định trong Dự thảo Luật này.

– Công việc hay các hoạt động quy hoạch đô thị.

– Chủ thể tư vấn quy hoạch đô thị không được cấp kinh phí.

Điều 14.  Trách nhiệm quản lý Nhà nước về quy hoạch đô thị

– Bộ Xây dựng “chủ trì” thì không “phối hợp”, “phối hợp” thì cơ quan nào chủ trì?

– Chính phủ có bao gồm Ủy ban nhân dân các cấp?

– Nhà nước cũng là một chủ thể tham gia hoạt động quy hoạch đô thị và như vậy, Điều này thuộc Điều 9 quy định về nghĩa vụ của các chủ thể tham gia hoạt động quy hoạch đô thị.

– Lập kế hoạch và tổ chức thực hiện là “lập quy hoạch đô thị”.

Điều 15. Hội đồng kiến trúc quy hoạch đô thị

– Nếu “Hội đồng kiến trúc quy hoạch đô thị” là một “tổ chức tư vấn” thì Nhà nước phải đi thuê, như vậy sẽ có rất nhiều tổ chức như vậy hình thành.

– Vậy “hạ tầng xã hội” không được quan tâm đến.

– Nhiệm vụ của “Hội đồng kiến trúc quy hoạch đô thị” là thay thế phòng Quản lý đô thị?

– Có nhiệm vụ tuyên truyền, tổ chức, thực hiện các chương trình, chiến lược quốc gia (hoặc quốc tế mà Nhà nước đã ký kết) tại các đô thị.

Điều 16. Kiến trúc sư trưởng

– Quản lý hoạt động của tất cả các phòng Quản lý đô thị trong Thành phố tương đương sở Quy hoạch – Kiến trúc hay một cơ quan ngang Bộ.

– “Hội đồng kiến trúc quy hoạch đô thị” tham mưu cho Ủy ban nhân dân Thành phố trực thuộc Trung ương là “Kiến trúc sư trưởng”?

– Kiến trúc sư trưởng là một cá nhân hay tổ chức?

Điều 17. Những hành vi bị cấm khi tham gia hoạt động quy hoạch đô thị

– Lập quy hoạch thì không thể làm tổn hại được mà kết quả của việc lập quy hoạch đô thị khi triển khai thực hiện theo quy hoạch đô thị mới làm tổn hại.

– Lập quy hoạch đô thị mà thấy làm tổn hại thì làm sao quy hoạch đó được phê duyệt để gây ra thiệt hại.

– Tổn hại đến lợi ích quốc gia là nghiêm trọng nhất vì trong đó bao hàm cả tổn hại môi trường, an ninh quốc phòng…

Về Chương II

Lập quy hoạch đô thị

Mục 1

Tổ chức lập quy hoạch đô thị

Điều 18. Phân loại quy hoạch đô thị và phân cấp thẩm quyền quản lý

– Việc phân loại như vậy làm phức tạp hóa các vấn đề không cần phải phức tạp – chính vì phức tạp như vậy nên ta không thể quản lý tốt và không thể có 1 hệ thống hạ tầng kỹ thuật tốt, đường phố nhiều ổ gà, không có cây xanh, bị đào lên đắp xuống…

– Quy hoạch đô thị gồm các loại sau đây: Sự phân loại phải chỉ ra được những sự khác nhau cơ bản – nội dung có quá nhiều sự trùng lặp.

– Sự phân chia thành 3 loại là nhằm đơn giản hóa các hoạt động quy hoạch đô thị nhưng cách giải trình trong luật lại quá phức tạp.

– Có thể xem a) “quy hoạch chung” là do Thủ tướng Chính phủ phê duyệt và Bộ Xây dựng; các cơ quan ngang Bộ; Ủy ban nhân dân Thành phố thuộc đô thị loại I quản lý; b) “quy hoạch phân khu” là do Chủ tịch Ủy ban nhân dân Thành phố đô thị loại I phê duyệt và các cơ quan ngang Bộ , Ủy ban nhân dân Thành phố đô thị loại II, III, IV quản lý – c) “quy hoạch chi tiết”,… Hội đồng kiến trúc quy hoạch thay mặt Thủ tướng Chính phủ, Bộ Xây dựng có ý kiến đối với tất cả các loại quy hoạch).

Quy hoạch phân khu: “khu vực” đó là như thế nào? 1m2 hay bao nhiêu m2 trong đô thị thì được gọi là “khu vực”?

– Quy hoạch chi tiết: “quy hoạch phân khu” được lập ra không theo yêu cầu quản lý phát triển đô thị? Trái với Điều 6; Điều 7 của dự thảo Dự thảo Luật này, “…hoặc nhu cầu đầu tư của dự án”, nghĩa là “nhu cầu” đó có thể không theo yêu cầu quản lý phát triển đô thị mặc dù đó là điều hiển nhiên và tất yếu.

– Quy hoạch hạ tầng kỹ thuật: không phải là một loại quy hoạch đô thị?

– Hiển nhiên không phải tổ chức nào cũng có thể đủ năng lực để làm hết các nội dung của quy hoạch đô thị: nếu ở tỉnh, huyện đơn vị tư vấn được xác định là không đủ năng lực để làm phần nội dung này thì phải đi thuê đơn vị tư vấn khác – “đồ án riêng” là như thế nào? Không phụ thuộc vào các đồ án quy hoạch khác?, cũng tương tự trường hợp “thiết kế đô thị”.

– Quy hoạch chi tiết khu vực đô thị thuộc Trung ương cũng phải tách riêng quy hoạch chi tiết hạ tầng kỹ thuật và quy hoạch chi tiết đô thị.

– Quy hoạch chung cái gì? Quy hoạch phân khu cái gì?… nếu không là quy hoạch chung đô thị…

– Bộ Xây dựng quy định nội dung, cách thức để lập các loại quy hoạch đô thị trên.

Điều 19. Trách nhiệm tổ chức / Thẩm quyền lập quy hoạch đô thị

– Từ “tổ chức” là động từ hay danh từ?

– Khái niệm “trách nhiệm lập quy hoạch đô thị” và “trách nhiệm tổ chức lập quy hoạch đô thị” khác nhau như thế nào?

Điều … Trách nhiệm của chủ thể tư vấn lập quy hoạch đô thị

Điều … Trách nhiệm của chủ thể quản lý lập quy hoạch đô thị

Mục 2

(Chỉ nên là 1 Điều trong Mục 1 Chương II)

Lấy ý kiến về quy hoạch đô thị

Điều 20. Trách nhiệm lấy ý kiến về quy hoạch đô thị (một phần nội dung thuộc Điều 9 Dự thảo Luật này)

– Chủ thể lập quy hoạch đô thị, tổ chức tư vấn lập quy hoạch đô thị và cơ quan Nhà nước quản lý quy hoạch đô thị có trách nhiệm lấy ý kiến các chủ thể có liên quan đến quy hoạch đô thị, nghĩa là bản thân 3 chủ thể cơ bản trên cũng phải có ý kiến.

Nội dung tại Khoản 2 đã được quy định tại Khoản 1.

– Nội dung của Khoản 5 đã được quy định tại Điều 9 Dự thảo Luật này.

Chủ thể lập quy hoạch đô thị, tổ chức tư vấn lập quy hoạch đô thị có trách nhiệm tiếp thu ý kiến kết luận của cơ quan có thẩm quyền.

– Cơ quan có thẩm quyền quản lý đối với loại quy hoạch được lập có trách nhiệm lấy ý kiến dân trước khi đưa ra quyết định phê duyệt cuối cùng là phù hợp với quy trình đề xuất tại Điều 8 của dự thảo Dự thảo Luật này.

– Nếu tiếp tục có các ý kiến về quy hoạch đô thị thì cơ quan có thẩm quyền có trách nhiệm xem xét và quyết định thông qua hoặc tiếp tục lập quy hoạch đô thị hay xin ý kiến của cơ quan có thẩm quyền ở cấp cao hơn hoặc Hội đồng kiến trúc quy hoạch đô thị để có thể đưa ra quyết định phê duyệt cuối cùng đảm bảo sự đồng thuận của tất cả các chủ thể tham gia hoạt động quy hoạch.

Điều 21. Tổ chức lấy ý kiến về quy hoạch đô thị

– Nên để Bộ Xây dựng quy định.

– Chỉ quy định đối với “đồ án…” là chưa đủ theo nội dung tại Khoản 1; 4 của Điều 20.

Điều 22. Quy định lấy ý kiến đối với đồ án quy hoạch đô thị

– Nên để Bộ Xây dựng quy định.

– Gửi hồ sơ tài liệu rồi làm sao để lấy ý kiến?

– Trưng bày rồi làm sao để lấy ý kiến?

– Lảm sao để lấy được ý kiến, không có ý kiến làm sao báo cáo?

Mục 3

Nhiệm vụ quy hoạch đô thị

Điều 23. Yêu cầu đối với nhiệm vụ quy hoạch đô thị

– Yêu cầu của nhiệm vụ quy hoạch đô thị là yêu cầu của quy hoạch đô thị tại Điều 7 của Dự thảo Luật này.

Điều 24. Nội dung nhiệm vụ quy hoạch đô thị (nếu ghi như vậy thì không khác với Điều 23)

– Bộ Xây dựng quy định chi tiết nội dung của nhiệm vụ quy hoạch đô thị đối với từng loại quy hoạch đô thị.

– Cụm từ “… mới phải xác định rõ tính chất, vai trò của đô thị” tại Khoản 1 Điều 24 và “phải xác định rõ … tính chất” tại Khoản 2 Điều 24?  

– Cụm từ “… phải xác định rõ” cũng được ghi trong Khoản 1 Điều 23.

– Cụm từ “quy hoạch cải tạo” là loại quy hoạch nào? quy định trong Điều 18 Chương 2 của Dự thảo Luật này.

– Cụm từ “đô thị mới” và “khu đô thị mới” khác nhau như thế nào?

Điều … Nhiệm vụ quy hoạch đô thị được duyệt xác lập điều gì trong đô thị?

Chủ đầu tư bán nhiệm vụ quy hoạch cho các chủ đầu tư khác.

– Sau khi nhiệm vụ quy hoạch được phê duyệt đã xác lập một giá trị nhất định cho đô thị đó có vai trò định hướng thu hút các nguồn lực do yếu tố cơ bản là được nhiệm vụ đó xác lập là tính chất của đô thị. Chủ trương, quan điểm và mục tiêu chính là tính chất của đô thị đó.

Mục 4

Lập đồ án quy hoạch

Điều 25. Căn cứ lập đồ án quy hoạch đô thị (vậy căn cứ lập nhiệm vụ quy hoạch đô thị là gì?)

– Khoản 6 thuộc Khoản 1 và 2.

Điều 26÷32. Nội dung đồ án quy hoạch đô thị

– Bộ Xây dựng quy định chi tiết nội dung của đồ án quy hoạch đô thị đối với từng loại quy hoạch đô thị.

– Khoản 1 Điều 26 có chữ “cơ bản”, “cấu trúc”, “định hướng” là khác với Khoản 1 Điều 27 còn các nội dung khác chỉ là thay đổi về hình thức còn bản chất nội dung có thể khác hoặc trùng lặp tùy theo cách hiểu và quy định bởi Nghị định nếu có.

– “Quy hoạch” là “định hướng” nếu không là “cơ bản” thì không là nội dung của quy hoạch đô thị.

– Khái niệm “mô hình phát triển, cấu trúc…” ở mỗi cấp độ quy hoạch đô thị có những có những đặc trưng riêng.

– Điều 32. Trường hợp cải tạo, chỉnh trang đô thị, phát triển khu đô thị mới và trục đường mới trong đô thị có phải là điều chỉnh quy hoạch không?

Điều 33÷36. Thiết kế đô thị

– Bộ Xây dựng quy định chi tiết nội dung của thiết kế trong quy hoạch đô thị.

– Trong nhiệm vụ quy hoạch đô thị không xác định đúng tính chất – đặc trưng phát triển của đô thị; không tạo cơ sở tiền đề để thực hiện thiết kế đô thị sẽ không thực hiện được thiết kế đô thị vì thực tiễn là hiện nay cho thấy trong và sau quy hoạch chi tiết xây dựng đô thị 1/2000 không lập được thiết kế đô thị dù đã có Quyết định 03 hướng dẫn về nội dung quy hoach đô thị; Thông tư 07 hướng dẫn lập, thẩm định, phê duyệt và quản lý quy hoạch xây dựng; Nghị định 08 về quy hoạch xây dựng.

– Nội dung “thiết kế đô thị” được quy định trong Điều 18 của Dự thảo Luật này và Điều này cũng chưa xác định được thiết kế đô thị là gì?

– Lập đồ án thiết kế đô thị là không lập nhiệm vụ thiết kế đô thị.

– Không lập quy hoạch đô thị làm sao xác định được khu vực đô thị đó đã cơ bản ổn định về chức năng sử dụng đất.

– Lập thiết kế đô thị đối với khu vực đô thị đã ổn định chức năng sử dụng đất hay lập thiết kế đô thị đối với khu vực đã có quy hoạch chi tiết?

– Điều 34: Tập hợp các luận điểm khoa học yêu cầu mang tính bất biến trong các hoạt động quy hoạch đô thị.

– Có thể tách rời “thiết kế đô thị” như “một gói thầu” nhưng nếu quy hoạch chi tiết đô thị nhằm mục tiêu phát triển một khu vực có diện tích 1m2 trong đô thị thì có tồn tại một “đồ án thiết kế đô thị” nữa không?

– Do đó “thiết kế đô thị” phản ánh trình độ tiến bộ khoa học của ngành “Đô thị học” – có tính chất liên ngành (bao gồm các ngành khác nữa tạo thành) – tại một quốc gia nào đó chứ không phải là một loại quy hoạch đô thị.

–  Điều 35: Quy định quản lý theo đồ án quy hoạch đô thị, thiết kế đô thị  đã phải được quy định tại Điều 14 của Dự thảo Luật này.

– Điều 36: nếu có Điều này thì không cần Điều 34 vì mọi quy hoạch đô thị được lập ra là để quản lý. Khoản 5 đã được quy định tại Điều 20 của Dự thảo Luật này.

Mục 5

Quy hoạch hạ tầng kỹ thuật đô thị

Điều 37. Đối tượng của quy hoạch hạ tầng kỹ thuật đô thị (đối tượng của quy hoạch hạ tầng đô thị là toàn bộ hệ thống kỹ thuật của đô thị)

– Xử lý chất thải rắn và nghĩa trang; Như vậy, quy hoạch đô thị không cần quan tâm đến nghĩa trang và phải quan tâm đến chất thải lỏng, khí.

– Khái niệm về “xử lý chất thải lỏng” và “thoát nước thải đô thị”.

– Hiện nay ngành giao thông công chính đang là chủ thể lập đồ án quy hoạch ngành cây xanh thành phố Hồ Chí Minh.

– Năng lượng được lấy từ đâu để cung cấp, nếu môi trường bị pháp hủy, cạn kiện các nguồn tài nguyên.

– Thông tin liên lạc là bao gồm bưu điện và viễn thông.

– Khi đã phân thành chuyên ngành thì tránh mọi sự chồng chéo không cần thiết giữa các chuyên ngành; khi đã thống nhất phải đảm bảo được tính thống nhất không thay đổi liên tục.

Điều 38÷39. Đồ án quy hoạch chuyên ngành hạ tầng kỹ thuật

– Đối với loại quy hoạch đô thị có cấp “quy hoạch tổng thể đô thị”, “quy hoạch vùng đô thị”, “quy hoạch vùng đô thị cực lớn” thì nội dung đồ án quy hoạch đô thị được tách riêng thành các chuyên ngành khác nhau. Tập hợp các quy hoạch chuyên ngành đó mới hình thành được “quy hoạch tổng thể đô thị”, “quy hoạch vùng đô thị”, “quy hoạch vùng đô thị cực lớn”. Do đó, các quy hoạch chuyên ngành này cũng phải có đặc trưng là nhằm mục tiêu tạo lập đô thị.

Về Chương III

Tổ chức thẩm định, phê duyệt quy hoạch đô thị

(Vậy sao không có tổ chức hoạt động quy hoạch đô thị)

          Điều 40. Nguyên tắc thẩm định, phê duyệt

– Quy hoạch đô thị được phê duyệt thông qua phê duyệt đồ án quy hoạch thị (Nghĩa là “nhiệm vụ quy hoạch đô thị” không còn giá trị khi đồ án quy hoạch đô thị được phê duyệt).

– Phải Việc phê duyệt nhiệm vụ quy hoạch đô thị trước khi lập đồ án quy hoạch đô thị.

– Nguyên tắc này có khác với nguyên tắc hoạt động quy hoạch đô thị.

Điều 41. Hình thức và nội dung phê duyệt

– Do Bộ Xây dựng quy định.

Điều 42. Cơ quan/Thẩm quyền thẩm định nhiệm vụ và đồ án quy hoạch đô thị (trách nhiệm của Thủ tướng Chính phủ quá nặng nề, trong khi chính quyền địa phương không chủ động thúc đẩy phát triển đô thị).

Điều 43. Hội đồng thẩm định (phải được quy định tại một Điều thuộc Chương I của dự thảo Dự thảo Luật này)

– “Cơ quan có thẩm quyền phê duyệt quy hoạch…” tương tự Khoản 1 Điều 15 của Dự thảo Luật này, nhưng là một cách ghi khác.

– Tương tự Khoản 4 Điều 15 của Dự thảo Luật này (“quản lý nhà nước” cũng là “chính quyền địa phương”)

– Không là chuyên gia trong các lĩnh vực liên quan nhằm tạo lập đô thị thì không được tham gia vào Hội đồng kiến trúc quy hoạch?

– Bộ Xây dựng từ một cơ quan chuyên ngành trở thành một cơ quan thay thế cơ quan phê duyệt quy hoạch để lập ra “Hội đồng thẩm định”.

– Vậy nên nhập “Hội kiến trúc quy hoạch” và “Hội đồng thẩm định” làm một và chỉ khi Thủ tướng giao Bộ Xây dựng tổ chức lập “quy hoạch” thì gọi là Hội đồng thẩm định.

 – Quy hoạch đô thị nào là có ý nghĩa đặc biệt quan trọng?

– Vai trò của Kiến trúc sư trưởng?

Điều 44. Nội dung thẩm định nhiệm vụ và đồ án quy hoạch đô thị (cũng chính là yêu cầu nội dung đối với nhiệm vụ và đồ án quy hoạch đô thị)

Điều 45. Thẩm quyền phê duyệt nhiệm vụ và đồ án quy hoạch đô thị (nên đưa nội dung này lên trước Điều 42 và thống nhất cách ghi “cơ quan” hay “thẩm quyền”).

Điều … Quy định các khu vực có ý nghĩa đặc biệt quan trọng về chính trị, văn hóa, lịch sử, kinh tế, xã hội của quốc gia

– Nếu chủ đầu tư đó được cấp phép lập quy hoạch “Kinh thành Thăng Long xưa” thì tất nhiên nhiệm vụ và đồ án quy hoạch phải do Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.

– Những giá trị đã tồn tại thì ai cũng có thể xác định được tính chất đặc biệt quan trọng của nó nhưng những công trình kiến trúc do một kiến trúc sư giỏi thiết kế và tạo ra, do một chuyên gia về đô thị đề xuất và tạo lập thì không có ý nghĩa quan trọng về chính trị, văn hóa, lịch sử, kinh tế, xã hội của quốc gia. 

Điều 46. Rà soát quy hoạch đô thị (đây là một hoạt động quy hoạch đô thị, có tính chất thanh tra)

– Ai là người chịu trách nhiệm sau khi có kết quả thanh tra.

– Nếu thời gian rà soát là 5 năm thì chất lượng quy hoạch chung là không thể chấp nhận được.

– Hội đồng kiến trúc quy hoạch có vai trò lớn trong chất lượng các đồ án quy hoạch đô thị.

Điều 47. Điều kiện điều chỉnh quy hoạch đô thị

– “Việc … có ảnh hưởng … quy hoạch”: Đây không thể coi là một điều kiện – cần xem lại ngữ nghĩa của câu.

– Khái niệm “quy hoạch tổng thể đô thị”, “quy hoạch vùng đô thị” không được quy định tại Điều 1, 18.

– Quy hoạch cấp trên thay đổi thì quy hoạch cấp dưới có thể bị ảnh hưởng chứ chưa chắc thay đổi.

– Cái gì “hình thành các dự án trọng điểm quốc gia” nếu không là quy hoạch đô thị.

– Thiên tai, các quyết định tối cao vì lợi ích quốc gia trong trường hợp bất khả kháng cần thiết phải thay đổi quy hoạch.

– Khoản 3 được quy định tại Điều 46.

          Điều 48. Nguyên tắc điều chỉnh quy hoạch đô thị

Sai đâu sửa đó.

Điều 49. Các loại điều chỉnh quy hoạch đô thị (các loại sai lầm trong quy hoạch đô thị)

          – Điều chỉnh quy hoạch đô thị tạo ra kẽ hở cho một số cán bộ chuyên môn lợi dụng để “chạy” hay “vẽ” quy hoạch đô thị: đi mua đất tích trữ, rồi yêu cầu, tham mưu điều chỉnh quy hoạch. Do đó, nội dung quy định tại Điều 47 là chưa thuyết phục.

          – Các loại hoạt động điều chỉnh quy hoạch?

          – Điều chỉnh tổng thể quy hoạch đô thị có nghĩa là hủy bỏ Quyết định phê duyệt, nếu không, sẽ không có trường hợp quy hoạch đô thị đã duyệt bị hủy bỏ, khi nhiệm vụ quy hoạch đô thị ban đầu có thay đổi.

          – Điều chỉnh cục bộ quy hoạch đô thị có nghĩa là điều chỉnh Quyết định phê duyệt, khi nội dung đồ án quy hoạch buộc phải thay đổi.

Điều 50÷52. Trình tự tiến hành điều chỉnh quy hoạch tổng thể đô thị

– Trong thực tiễn đã làm theo trình tự này, đâu là giải pháp để làm tốt hơn công tác này? Về mặt thời gian? Cần có sự tham khảo các bộ Luật quy hoạch đô thị các nước.

Điều 53. Điều chỉnh đối với một thửa đất trong khu quy hoạch

– Khi khoa học được công nhận và áp dụng vào thực tiễn là không được phép sai lầm – một cá nhân có thể không đủ tài lực và tư tưởng để hoàn toàn đúng nhưng một tập thể chấp nhận sai lầm thì tập thể đó không đoàn kết – tập thể đó đẩy trách nhiệm cho nhau – Đảng xác định vấn đề quy hoạch đô thị là vấn đề sống còn là quan trọng là ảnh hưởng đến đời sống của nhân dân vậy thì sai lầm đó Đảng phải chịu trách nhiệm. Do đó, mọi hành vi làm trái với nội dung trên thì phải chịu trách nhiệm trước pháp luật.

Về Chương V

Tổ chức thực hiện và quản lý phát triển đô thị theo quy hoạch (khác với Mục 1 Tổ chức thực hiện quy hoạch đô thị (Thẩm quyền thẩm định,…) Mục 2 Tổ chức quản lý quy hoạch đô thị (Trách nhiệm quản lý của Nhà nước) vì “quy hoạch” bao gồm cả các loại “quy hoạch” không được đề cập trong Dự thảo Luật này)).

          – Tổ chức thực hiện quy hoạch đô thị nghĩa là quản lý đô thị theo quy hoạch vì “quy hoạch” là một công cụ quản lý và không làm theo quy hoạch được lập là trái với nguyên tắc hoạt động quy hoạch đô thị.

          – Khái niệm “tổ chức thực hiện quy hoạch đô thị” khác với “tổ chức quản lý quy hoạch đô thị” như thế nào?

          – Nên tách thành 2 Chương.

          Điều 54. Yêu cầu về tổ chức thực hiện quy hoạch đô thị

– Thực hiện quy hoạch đô thị có thể hiểu là lập quy hoạch đô thị hoặc triển khai quy hoạch đô thị đó hay cả hai giai đoạn đó.

– Còn thiếu nhiều hoạt động khác.

– Nội dung trùng lặp với Điều 8, 9, 13, 14.

          Điều 55. Công bố quy hoạch đô thị

          – Nội dung trùng lặp với Điều 21.

          Điều 56, 57. Công khai quy hoạch đô thị (Nên xác định trong Điều 20 hoặc thành 1 Chương: Hoạt động công bố quy hoạch đô thị – công bố mà không công khai thì có phải là công bố không?)

          Điều 58. Cung cấp thông tin quy hoạch đô thị

– Nên bỏ “cung cấp thông tin quy hoạch” vì đã công bố công khai quy hoạch đô thị.

– “Chứng chỉ quy hoạch” tới “đồ án quy hoạch đô thị”…là gì? Khái niệm này khác với “chứng chỉ quy hoạch sử dụng đất” tại Điều 4 như thế nào?

– Cấp chứng chỉ là để hợp thức hóa hoạt động đầu tư theo quy hoạch, nếu không mang ý nghĩa đó thì không khác cung cấp thông tin quy hoạch.

– Lúc này nhà quản lý phải xét đến việc chủ đầu tư có đủ năng lực để thực hiện dự án hay không? Nên gọi là “hướng dẫn thông tin quy hoạch đô thị”.

          – Khoản 3, 4 thuộc Nguyên tắc hoạt động quy hoạch đô thị

Điều 59. Cấp chứng chỉ quy hoạch (khác với “chứng chỉ quy hoạch sử dụng đất”?)

Điều 60. Cắm mốc giới theo quy hoạch đô thị

– Đơn vị chuyên môn?

– Cấp thẩm quyền quản lý loại quy hoạch đô thị đó phê duyệt.

– Việc thu hồi?

Điều 61. Nguyên tắc quản lý không gian kiến trúc cảnh quan đô thị

          – Tuân thủ quy hoạch.

          – Nếu đồ án đã được duyệt, đã được công bố thì không cần phải xin phép nữa. Nếu phải xin phép thì xem lại hoạt động quy hoạch đô thị, nhưng khi xây dựng sai quy hoạch phải bị xử phạt và điều chỉnh theo quy hoạch.

– Khoản 3 mâu thuẫn với Khoản 2 Điều 12.

Điều 62. Trách nhiệm quản lý quy hoạch đô thị, kiến trúc đô thị

– Tương tự Điều 14.

Điều 63. Quy chế quản lý quy hoạch đô thị

– Tại sao không đưa quy chế này vào “chứng chỉ quy hoạch đô thị” – quản lý 1 lần sau khi quy hoạch đã được duyệt.

– Quy chế là bản tóm tắt đồ án quy hoạch kiến trúc và được trích dẫn để áp dụng đối với từng dự án riêng lẻ, mỗi chủ đầu tư phải có trách nhiệm tuân thủ theo cơ chế 1 cấp – đã cấp chứng chỉ quy hoạch đô thị còn sinh ra quy chế mà không biết nội dung có khác với chứng chỉ quy hoạch như thế nào.

Điều 64. Nội dung quy chế quản lý quy hoạch đô thị

– Quy hoạch đô thị là kế hoạch mang tính quản lý phát triển đô thị thì bản thân quy hoạch đô thị là quy chế – nếu không cùng một nội dung thì nguyên tắc tuân thủ quy hoạch đô thị là không cần thiết.

Mục 3

Quản lý sử dụng đất đô thị theo quy hoạch

(Với ý nghĩa rộng nhất – quản lý sử dụng đất thuộc quy hoạch đô thị – “quy hoạch sử dụng đất đô thị” và “quản lý sử dụng đất đô thị theo quy hoạch”)

Điều 65. Nguyên tắc quản lý và sử dụng đất đô thị

– “…được xác định trong đồ án quy hoạch đô thị đã được phê duyệt” theo Điều 6.

Điều 66. Tổ chức thu hồi đất đô thị (là một hoạt động quy hoạch đô thị)

– Thu hồi cái gì và không thu hồi cái gì?

– Các trường hợp thu hồi đất đô thị?

-“… tùy theo tính chất….tạo điều kiện…thực hiện đúng quy hoạch”: trường hợp nào thì không tạo điều kiện?

– “… trước khi quy hoạch chi tiết đô thị được phê duyệt và công bố”, điều này chứng minh chỉ khi có quy hoạch chi tiết, vật thể kiến trúc đô thị mới được phép tạo lập.

– Cơ chế nào đảm bảo cho sự đúng đắn khoa học đó trong thực tiễn.

– Nhà nước đã tạo điều kiện cho người dân có thể xây dựng nhà tạm để ở trước khi có quy hoạch đến đâu và tài sản đó có được nhà nước bồi thường sau khi đã có quy hoạch không?

– Khoản 5 nên được thay bằng “Trường hợp…chỉ thu hồi một phần của thửa đất thì chủ thế có quyền sử dụng đất đó được bồi thường toàn bộ thửa đất.”

– Vai trò của quy hoạch chi tiết được phê duyệt là gì? Tại sao lại xây dựng tạm mà không phải là tuân theo quy hoạch được duyệt. Trước đây, chủ thể được xây dựng tạm hay cấm không được xây dựng, vậy bây giờ, sau khi có quy hoạch đô thị được duyệt nhà quản lý có vai trò gì để hướng dẫn các chủ thể có quyền sử dụng đất xây dựng theo từng cấp độ quy hoạch đã được phê duyệt. Ở cấp độ quy hoạch chung định hướng xây dựng như thế nào để tạo điều kiện hoàn thiện xây dựng đó đạt đến mức độ quy hoạch chi tiết sau này. Từ “quy hoạch tổng thể” đến “quy hoạch chi tiết” đô thị luôn có giá trị trong quá trình hình thành nên một đô thị. Song song đó là định hướng đầu tư, khu vực nào cần phải đầu tư theo dạng từng chủ thể đầu tư nhỏ, khu vực nào nên sớm kêu gọi tập trung đầu tư lớn, đó là nhiệm vụ của quy hoạch đô thị ở cấp độ nào? Hay đến khi có quy hoạch chi tiết, khoảng 5 hay 10 năm sau, mới kêu gọi đầu tư và đập bỏ đi các khu nhà ổ chuột.

Mục 4

Quản lý xây dựng hệ thống hạ tầng kỹ thuật

và không gian ngầm đô thị theo quy hoạch

(theo quy hoạch khác với theo quy hoạch đô thị)

Điều 67. Quản lý đất dành cho xây dựng hệ thống các công trình hạ tầng kỹ thuật đô thị

– Trùng lặp với Mục 3 Điều 65.

– Khoản 1 đã phải được xác định tại Mục 5 Chương II.

– Khoản 2 là không cần thiết vì đã trở thành nguyên tắc hoạt động đô thị (Chương … Các nguyên tắc quy hoạch đô thị và Các nguyên tắc xây dựng đô thị).

– “… phải thu hồi và mở rộng qũy đất hai bên đường”: ý là theo quy hoạch được duyệt hay còn phải mở rộng phạm vi thu hồi ngoài quy hoạch tuyến giao thông đô thị? Trong hai trường hợp là hai hướng quản lý khác nhau. Và để giải quyết được bài toán này thì chỉ có toàn bộ đồ án quy hoạch đô thị mới giải quyết được.

– Khoản 4 đã phải được xác định tại Điều 14.

Điều 68. Quản lý xây dựng hệ thống hạ tầng kỹ thuật đô thị với các đô thị cũđô thị cải tạo (đô thị thị hiện có?)

– “Ủy ban nhân dân các cấp phải có kế hoạch xây dựng…”: cơ quan quản lý thì không có chức năng xây dựng, có kế hoạch tức là phải lập quy hoạch cải tạo đô thị và thực hiện đúng theo quy hoạch đó.

– Khi tác động vào đô thị cũ nghĩa là phải lập quy hoạch cải tạo.

– Khoản 2 chỉ rõ hành vi không theo quy hoạch được duyệt (Điều 17?).

– Khái niệm “Quản lý xây dựng đô thị” là quản lý hoạt động xây dựng đang diễn ra trong đô thị. Điều này thiếu nhiều nội dung liên quan trực tiếp đến nội dung này.

Điều 69. Quản lý xây dựng hệ thống hạ tầng kỹ thuật đô thị với các đô thị mớikhu đô thị mới

– Khoản 1 là không cần thiết vì đã trở thành nguyên tắc hoạt động đô thị (Chương … Các nguyên tắc hoạt động quy hoạch đô thị và Các nguyên tắc hoạt động xây dựng đô thị – tuân thủ như thế nào?).

– Khoản 2 chỉ rõ hành vi không theo quy hoạch được duyệt (Điều 17?).

Điều 70. Nguyên tắc quản lý xây dựng không gian ngầm

– Nguyên tắc xây dựng, nguyên tắc quy hoạch, nguyên tắc thiết kế đều tính đến các nội dung tại Khoản 2, 3.

Điều 71. Quản lý xây dựng công trình ngầm

– Nội dung này có khác với Điều 70?

Mục 5

Quản lý việc xây dựng theo quy hoạch đô thị

(quản lý xây dựng khác với quản lý việc xây dựng theo quy hoạch đô thị)

Điều 72. Nguyên tắc quản lý

– Ai là chủ thể quản lý – Nhà nước có vai trò chủ đạo? (Điều 14).

– Khoản 1 nằm trong nguyên tắc hoạt động quy hoạch đô thị.

– Quy hoạch đô thị là một nguyên tắc quản lý duy nhất đối với đô thị.

– Phù hợp với quy hoạch đô thị nào? Đây là quy luật, dù là xây dựng mới. Thí dụ: “quy hoạch chi tiết quy định, chứng chỉ quy hoạch, giấy phép quy hoạch đô thị,… được cấp đều yêu cầu xây dựng 10 tầng, chủ đầu tư xây dựng chỉ 5 tầng thôi”: chủ đầu tư vẫn tuân thủ quy hoạch đấy chứ vì “thời hạn hiệu lực của quy hoạch” vẫn còn và không có điều khoản nào quy định chủ đầu tư phải xây dựng đúng theo quy hoạch chi tiết trong vòng 30 ngày kể từ ngày quy hoạch chi tiết đô thị được phê duyệt. Nhưng phải có kế hoạch xây dựng đúng theo quy hoạch chi tiết được duyệt và khi xây dựng tiếp 5 tầng nếu đã có “các loại” giấy phép trên thì không cần phải xin phép nữa.

-“Giấy phép xây dựng” do sở Xây dựng cấp, “giấy phép lập quy hoạch đô thị” do sở Quy hoạch – Kiến trúc cấp, “chứng chỉ quy hoạch” do Ủy ban nhân dân các cấp cấp và có giá trị giao dịch mua bán, thông tin cho sở Xây dựng biết đế cấp giấy phép xây dựng?

– Khoản 4 gồm hai nội dung: một nội dung thuộc Điều 66 về thu hồi đất và một nội dung trùng lặp với các Khoản 2, 3.

– “… có nhu cầu” nên thay bằng “… có điều kiện” – mục tiêu của quy hoạch đô thị là phát triển đô thị, do đó, đây mới là trách nhiệm cơ bản của Nhà nước phải được quy định tại Điều 14. Vấn đề là đồ án quy hoạch đô thị có định hướng được tất cả những vấn đề của Kinh tế học đô thị hay không hay đơn giản chỉ là những bản vẽ chỉ để nhìn thấy.

– “Giấy phép xây dựng tạm” này khác với “giấy phép xây dựng tạm” trong trường hợp chưa có quy hoạch chi tiết. Do đó, đây là giấy phép xây dựng bởi vì có giá trị ngang nhau về mọi mặt (cả hai loại giấy phép đều phải tuân thủ quy hoạch chi tiết được phê duyệt và “xây dựng chưa đúng với quy hoạch” khác với “xây dựng không đúng với quy hoạch”).

Điều 73. Giới thiệu địa điểm (hoạt động kêu gọi đầu tư)

– Căn cứ quy hoạch đô thị đã được duyệt hay chưa được duyệt?

– Ai yêu cầu, chủ đầu tư hay nhà nước hay chính quy hoạch đô thị?

– “… tuân thủ quy hoạch đô thị” ở cấp quy hoạch chung hay chi tiết?

– “… phù hợp với quy mô tính chất đầu tư” do quy hoạch đô thị hay chủ đầu tư yêu cầu? – do đồ án quy hoạch thì nếu không khù hợp thì trái với nguyên tắc họat động quy hoạch đô thị, nếu do chủ đầu tư thì không phù hợp thì họ đâu có đầu tư (Quy luật cung cầu, kinh tế thị trường, chất lượng quy hoạch đô thị được phê duyệt tốt thì có ai đầu tư không?).

– Quy hoạch đô thị chưa phê duyệt đã giới thiệu có là hành vi bị cấm không? – loại quy hoạch mà chủ thể là cá nhân, tổ chức được quyền lập.

– “Tiết kiệm đất đô thị” là như thế nào? Là chất lượng của đồ án quy hoạch đô thị hay hay hành động “mô giới” góp phần tiết kiệm đất đô thị?

          – “… không làm ảnh hưởng…” – vậy mục tiêu của giới thiệu địa điểm là gì? Có cần thiết có hoạt động này không? – “không cản trở sự phát triển đô thị và hủy hoại môi trường đô thị” và ngược lại là trái với mục tiêu của quy hoạch đô thị. Do đó, người giới thiệu phải chịu trách nhiệm chứ đâu phải là người được giới thiệu. Xử phạt chủ thể nào?

Điều 74. Giấy phép lập quy hoạch (đô thị hay ngành khác)

– Khoản 1 Điều 53 không xác định được “các trường hợp” nào ngoài trường hợp “khi có nhu cầu điều chỉnh quy hoạch chi tiết” thì được cấp giấy phép quy hoạch.

– Khoản 1b là chỉ thủ tục xây dựng tạm khi chưa có quy hoạch đô thị được duyệt? Khi nào thì được gọi là dự án?

– Quy hoạch đô thị chưa được duyệt làm sao đề ra được “quy chế quản lý quy hoạch kiến trúc đô thị” để làm căn cứ…

– Khoản 3 có “trừ nhà ở” không?

– Khoản 4 giống như một đồ án quy hoạch đô thị bằng văn bản – một “kế hoạch con”.

– Nếu công trình riêng lẻ không được quy định tại quy hoạch chung đô thị và không phải là nhà ở thì căn cứ vào đâu để cấp phép và có được coi đó là một loại quy hoạch đô thị hay không. Khi được xây dựng xong thì được cập nhật vào quy hoạch chi tiết đô thị. Như vậy, nhà quản lý quy hoạch đô thị trở thành chủ thể lập quy hoạch đô thị mà không cần phải có nhiệm vụ và đồ án quy hoạch chi tiết đô thị? Cơ sở nào để khẳng định là “không cản trở sự phát triển đô thị và hủy hoại môi trường đô thị”- nếu ngược lại thì điều chỉnh quy hoạch đô thị hay xử phạt ai?

– Nếu tổ chức, cá nhân lập quy hoạch phải nộp phí thì Nhà nước lập quy hoạch cũng phải nộp phí. Chỉ khi tổ chức cá nhân đó hưởng lợi từ việc lập quy hoạch (bán giấy phép quy hoạch – tạo thị trường ảo – một loại tiền tệ mới, một loại cổ phiếu) và kết quả đầu tư xây dựng thực hiện quy hoạch đó thì mới phải đóng thuế (trên thế giới, tất cả các loại phí sinh ra không trên nguyên tắc của Luật thuế Nhà nước đều bị xem là trái pháp luật).

Điều 75. Quản lý việc xây dựng các khu đô thị mới

– Khoản 1 là nguyên tắc hoạt động quy hoạch đô thị.

– Khoản 2 là trách nhiệm của Nhà nước phải thực hiện sau khi đã có quy hoạch chung đô thị.

– Nhà ở xã hội là do nhu cầu thị trường chứ không thể do Luật quy định được. Khi đáp ứng đủ nhu cầu về nhà ở xã hội thì sử Luật, do đó, đây là nội dung mà chủ thể lập quy hoạch đô thị phải có trách nhiệm.

– “Quyết định đầu tư” là một khái niệm chưa được đề cập đến trong Dự thảo Luật này.

– Thỏa thuận khác tương đương với 1 đồ án quy hoạch đô thị được lập.

Điều 76. Quản lý việc cải tạo đô thị theo quy hoạch

– Có lĩnh vực nào mà Nhà nước không ban hành cơ chế chính sách nhằm mục tiêu phát triển toàn diện đất nước? Nếu không thì Nhà nước có phải chịu trách nhiệm trước pháp luật không? Thực tế là để có được những cơ chế chính sách đó thì trước tiên Dự thảo Luật này phải đạt đến trình độ tiến bộ nhất định và cần thiết vì Dự thảo Luật này được ban hành nhằm phát triển đô thị.

Về Chương VI

Thanh tra và xử lý vi phạm

Điều 77. Thanh tra về quy hoạch đô thị

– Quy hoạch đô thị là một phương pháp, là một công cụ định hướng trước tương lai là sản phảm của một tập thể, một quốc gia nên không được phép có sai lầm – vai trò của Hội đồng kiến trúc quy hoạch?

– Hủy bỏ quy hoạch đô thị được duyệt là lập mới lại toàn bộ hay điều chỉnh quy hoạch đô thị. Hủy bỏ quy hoạch đô thị được duyệt giải quyết được bấn đề gì và không giải quyết được vấn đề gì? Ai là chủ thể gây ra sai phạm nghiêm trọng? Như thế nào gọi là sai phạm nghiêm trọng?

Điều 78. Xử lý vi phạm pháp luật về quy hoạch đô thị

– “tại các Điều khác trong Dự thảo Luật này” là Điều nào?

– “khi cần thiết” – không ai ra lệnh cho chủ đầu tư lập quy hoạch chi tiết khi họ không thấy có lợi ích cho họ – nếu là “cần thiết” thì lúc nào cần thiết và lúc nào không cần thiết – ai cần và ai không cần?

– Làm sao để phân biệt được “chưa lập…” và “không lập…”

– Bị xử lý khi không tuân thủ các nguyên tắc trong hoạt động quy hoạch đô thị (từ lúc lập kế hoạch đến khi hoàn thành công trình xây dựng).

          – “bồi thường” và “bồi hoàn” trong các trường hợp nào?

          Kính trình Ban dự thảo Luật quy hoạch đô thị xem xét.

Tôi biết rằng còn rất nhiều vấn đề nữa chưa được đề cập đến trong bản góp ý này. Tôi hy vọng mỗi văn bản luật ra đời không chỉ tác động được tới lĩnh vực mà luật đó có hiệu lực mà còn góp phần sâu sắc vào việc đổi mới nhiều mặt của các hoạt động tại các đô thị Việt Nam. Tôi mong nhận được sự giúp đỡ của những nhà chuyên môn có tâm huyết trong việc phát triển các Thành phố, Thị trấn, Thị xã tại Việt Nam./.

KTS. Trần Trung Hiếu
hieu_qh@yahoo.com
 
Tháng 10-11-12/2008

Riêng Tư: UBS l ĐTX

Đây là nội dung riêng tư. Cần phải nhập mật khẩu để xem tiếp: