Category Archives: People Thang Long

Tập thơ CHIẾC Ô ĐI LẺ (Thơ Hạ Nguyên)

th

TỰA

Tập thơ

CHIẾC Ô ĐI LẺ (Thơ Hạ Nguyên)

Phạm Tấn Hầu
Từ ngọn nguồn là quê xứ của tuổi thơ, thi ca tựa như một dòng thủy tịch mang giấc mơ của người làm cho đến với thế giới, với mong ước được chia sẻ. Thơ Hạ Nguyên (Hồ Đăng Thanh Ngọc) khởi từ nguồn đó.Nếu tập thơ đầu tay “Đi qua cánh rừng” mang nhiều mơ ước không thành của một chú bé trong câu chuyện được kể lại, không có nàng tiên nào, đơn độc trong giá rét với con sói hung dữ trước mặt, thì tập thơ này “Chiếc ô đi lẻ” là tâm trạng
lạc lõng trước thay đổi diện mạo của dòng thời gian, trước bao thần thoại biến mất, trước cuộc đời trần trụi không gốc tích, không quê quán…Đi bên cạnh các trào lưu được cho là thời thượng, đương đại, thế giới của Hồ Đăng Thanh Ngọc nhuốm màu cổ điển, có vẻ lặng lẽ hơn, trầm tư hơn. Có lẽ anh đang gánh nặng truyền thống mà anh tin thuộc về ý thức của mình. Nhưng đọc thơ anh, người ta thấy anh cũng giống như cậu bé trong chuyện cổ kia, nhỏ nhoi và yếu đuối, trong khi con sói ngày một hiện đại hơn, đội nhiều lốt hơn. Nó là sản phẩm kép của cơ chế thị trường và chủ nghĩa thực dụng. Và như thế, gánh nặng đang mang theo đó bao gồm cả đống đổ nát của những ước mơ, khát vọng không thành, những quá khứ không được trân trọng gìn giữ…

Có vẻ như đây là không chỉ cảm xúc được trình bày mà đúng hơn, là dáng vẻ của một chiếc ô đi lẻ như trong bài thơ “Chân mây” mô tả:

Chân mây

Gần như không còn
một doi đất cho cú đáp chân của
loài chim di cư Không còn
nữa cọng rêu cuối đông khi đường chân
trời cứ dài ra mãi… Dù
vậy cũng nên lên chiếc xuồng sắp chìm
Để trở lại con sông neo
đậu mảnh hồn làng
Để có thể liệm
mình vào trong lũy tre Nghe
dế giun hát trong cỏ Bài ca vĩnh
biệt…

Về những ngày đã qua
Như
một kiếp người buồn
Kéo dài những
muộn
phiền hơn niềm vui
Vì những
lẽ không đáng có
Như chong chóng
quay theo dáng xoay đồng tiền
Giành giựt nhau những cô gái đẹp hay
sức mạnh
cơ bắp của chàng
trai
Về những thủ đoạn tươm vấy máu
để cướp về cho mình những
khoái cảm vật chất
dửng dưng và vui
mừng trước những thua thiệt
của
người khác
như những chiến công đắc ý
trong cõi sinh tồn
cần phải
có…

Cuộc đời này mệt mỏi quá
Những
nỗi mệt nhoài xâm thực các
thời khắc bãi hoải
Những thân phận nhàu
nát xô vào nhau những
số
phận buồn
Vô nghĩa như tài sản là
những
cục sắt rỉ mang theo
Làm rỉ sét cả
trái tim
Và máu…

Đang chảy khắp nơi trong các
khe máy đếm tiền
Buồn nhiều như cỏ
Đầy như gió
Bao la như
chân mây
Uh
Không có chỗ nào để đáp cả
Thôi thì bay vào hư vô
May ra chỗ đó không có gì để
mình phải ngẫm ngợi
May ra
còn trong veo…

Người ta thường nói rằng không Thượng đế thì không có sự cứu chuộc. Đối với người làm thơ, Thượng đế chính là vị thần thi ca. Nhưng không có đức tin thì chẳng có thần thánh, và cũng chẳng có sự cứu chuộc nào. Trong thơ Hồ Đăng Thanh Ngọc, đức tin ấy chính là nước thánh của tâm hồn. Có thể đấy không phải là điều mới mẻ được nhắc tới. Tuy vậy, nếu được nhúng vào thứ nước ấy, ắt thế giới nhìn thấy sẽ khác đi nhiều…

Thơ ca không cải tạo thế giới, nhưng đọc những dòng thơ như vậy trong tập thơ Hồ Đăng Thanh Ngọc vừa gửi tới hôm nay, chúng ta sẽ cảm nhận còn biết bao nhiều điều cần được khơi dậy, chuyển hóa cho cái thế giới lắm tai ương và bất trắc
này…

Huế, tháng 9.2011

http://thotanhinhthuc.org/

Tướng Giáp: Ngọn núi lửa phủ tuyết

Tướng Giáp: Ngọn núi lửa phủ tuyết

http://tapchisonghuong.com.vn/tin-tuc/p0/c69/n12829/Tuong-Giap-Ngon-nui-lua-phu-tuyet.html

09:41 | 07/10/2013

Nhà báo từng đoạt giải Pulitzer kiêm sử gia nổi tiếng Stanley Karnow là tác giả cuốn sách Vietnam: A history, được coi là một trong những bộ sử toàn diện nhất về cuộc chiến tại VN và từng được dựng lại thành thiên lịch sử truyền hình cùng tên trên PBS (đoạt được sáu giải Emmy).

Tướng Giáp: Ngọn núi lửa phủ tuyết
bac G - DSN -DT
Đại tướng Võ Nguyên Giáp cùng tư lệnh Đồng Sỹ Nguyên và chính ủy Đặng Tính thăm bộ đội Trường Sơn – Ảnh: Mạnh Thường

Năm 1990, ông Karnow trở lại VN để viết bài về tướng Giáp cho tờ tạp chí của New York Times. Tuổi Trẻ trích đăng lại bài viết về cuộc gặp này của ông.

Chúng tôi gặp ở dinh thự của cựu toàn quyền Pháp tại Hà Nội. Tòa nhà bài trí công phu với khu vườn rộng, cây cối um tùm và giàn hoa giấy, nơi các quan chức VN vẫn thường tiếp khách. Người đàn ông thấp với làn da căng, tóc trắng, đôi mắt nhỏ và tác phong nhanh nhẹn. Ông mặc bộ quân phục đơn giản màu xanh lá cây, bốn ngôi sao trên cầu vai là dấu hiệu duy nhất về cấp bậc. Nụ cười rạng rỡ, ông nắm tay tôi và, rất ngạc nhiên, chạm má với tôi theo cách của người Pháp truyền thống.

Đó là Đại tướng Võ Nguyên Giáp, tư lệnh quân đội của VN, người sánh vai cùng các danh tướng như Grant, Lee, Rommel và MacArthur trong ngôi đền của các nhà lãnh đạo quân sự.

Một nhà chiến lược táo bạo, nhà logic lão luyện và nhà tổ chức không mệt mỏi, tướng Giáp đã chiến đấu hơn 30 năm trời, xây dựng nhóm du kích ngày nào trở thành một trong những quân đội hiệu quả nhất thế giới. Vượt mọi dự đoán, ông đập tan quân đội Pháp, nhưng chiến tích huy hoàng nhất của ông phải là đánh tan quân đội Mỹ với lực lượng vượt trội hơn rất nhiều lần.

“Quyết định nhất là con người”

 

Lính của tướng Giáp thực tế chứng tỏ sự gan dạ phi thường trong chiến tranh, làm bất ngờ các chiến lược gia Mỹ từng nghĩ chỉ sức mạnh đơn thuần [của Mỹ] có thể hạ tinh thần của lính Việt. Tướng Westmoreland thường lôi dẫn chứng về số lính hi sinh để tuyên bố quân cộng sản chuẩn bị thất bại. Sau chiến tranh, Westmoreland vẫn không hiểu vì sao mình thất bại.

 

Người Pháp từng gọi ông Giáp là “ngọn núi lửa phủ tuyết” – bề mặt tuyết bên ngoài che giấu tính cách quyết liệt bên trong. Giờ khi đã gần tới tuổi 80, tính cách ông dường như hiền hòa hơn cùng với tuổi tác. Nhưng ông vẫn thể hiện sức mạnh trí tuệ và ý chí quyết liệt từng giúp ông chiến thắng – và biến ông thành huyền thoại.

Một ngày sau cuộc gặp đầu, tôi được tới tư dinh của tướng Giáp – một biệt thự kiểu Pháp… Ông nói thứ tiếng Pháp hoàn hảo có pha chút giọng Việt. Khi nói chuyện nghiêm túc, ông bắt đầu bùng nổ với ngôn từ. Có trí nhớ siêu phàm, ông nhớ tên các đồng đội cũ hay chi tiết các sự kiện đã diễn ra cách đó nhiều thập kỷ.

Lính của tướng Giáp và những người dân ủng hộ họ chiến đấu trên chính mảnh đất của mình. Họ tin rằng sự hi sinh của mình sẽ khiến kẻ thù nao núng và cùng với thời gian giúp họ lấy lại được VN. Ông dùng chiến lược này với người Pháp và tự tin rằng nó thành công trong chiến đấu với người Mỹ.

“Chúng tôi không đủ mạnh để đuổi cả nửa triệu lính Mỹ, đó không phải mục tiêu của chúng tôi – ông nói – Mục tiêu của chúng tôi là đập tan ý chí tiếp tục chiến tranh của Chính phủ Mỹ. Westmoreland đã sai khi nghĩ hỏa lực mạnh hơn của ông ta sẽ nghiền nát được chúng tôi. Nếu đọ hỏa lực, chúng tôi sẽ thất bại chỉ sau hai tiếng. Chúng tôi phát động chiến tranh nhân dân. Vũ khí tối tân của người Mỹ, thiết bị điện tử và tất cả thứ khác cuối cùng chẳng có nghĩa lý gì. Trong chiến tranh có hai yếu tố – con người và vũ khí. Mấu chốt nhất, quyết định nhất chính là yếu tố con người. Con người! Con người!”.

Ông định chiến đấu đến bao lâu? “Thêm 20 năm, thậm chí cả 100 năm, miễn là chiến thắng với bất cứ giá nào” – ông Giáp đáp lại ngay.

Thời trai trẻ

Ông Giáp khẳng định người cộng sản sẽ trả bất cứ cái giá gì cho chiến thắng, vì họ thiết tha với một mục tiêu là di sản dân tộc của người Việt – di sản đã nuôi dưỡng tinh thần thượng võ quyết liệt của đất nước. “Suốt lịch sử – ông kể – tư tưởng thấm đẫm nhất trong suy nghĩ của nhân dân tôi luôn chính là lòng yêu nước”. Tôi hiểu ông nói gì. Là chiến trường suốt 4.000 năm [lịch sử ], VN có vô số câu chuyện thật và huyền thoại về các chiến binh chống lại kẻ thù xâm lược. Các cuộc chiến này đã trui rèn ý thức dân tộc sống động trong thơ văn và nghệ thuật dân gian, trong những ngôi đền chùa – nơi trẻ em vẫn dâng hương những anh hùng huyền thoại.

Đến đầu thế kỷ 20, nước Pháp đã kiểm soát VN, nhưng sự thống trị này luôn bị các cuộc nổi dậy thách thức bất chấp sự đàn áp đẫm máu. Tướng Giáp được nuôi dưỡng trong môi trường này. Là con trai lớn trong gia đình có năm người con, ông sinh năm 1911 ở làng An Xá, Quảng Bình, ngay phía trên vĩ tuyến 17 mà sẽ chia cắt đất nước này 43 năm sau.

Ở lớp vỡ lòng của làng, ông Giáp bắt đầu học tiếng Pháp, nhưng ở nhà thì cha mẹ ông chỉ nói tiếng Việt. Ông Giáp miêu tả “họ gieo hạt giống yêu nước trong tôi”. Cha ông, một nông dân có học hành, biểu thị lòng yêu nước bằng cách dạy ông chữ Nôm. Nhờ đó, ông Giáp biết đọc cuốn sách đầu tiên, cuốn sách về lịch sử VN cho trẻ em: “Tôi phát hiện về cha ông mình, về các liệt sĩ và nghĩa vụ của chúng tôi phải gột bỏ những tủi nhục của quá khứ”.

Năm 1924, ông Giáp đến cố đô Huế học Trường Quốc học danh giá. Khi đó mới 13 tuổi, ông đã bắt đầu học chính trị. Học sinh thường gặp bí mật để thảo luận về các bài viết chống thực dân, đặc biệt là của một người ở nước ngoài mang tên Nguyễn Ái Quốc – người là Hồ Chí Minh sau này. Ông Giáp đặc biệt ảnh hưởng bởi Phan Bội Châu, một nhà dân tộc chủ nghĩa từ sớm và đang bị Pháp quản thúc tại nhà. Ông thường nhắc lời hiệu triệu của ông Phan Bội Châu: “Dậy! Dậy! Dậy!
Bên án một tiếng gà vừa gáy… Xúm vai vào xốc vác cựu giang sơn”.

THANH TUẤN dịch – TTO

Thế nào là một trí thức chân chính

Thế nào là một trí thức chân chính

June 8, 2011 at 3:27am

Giáo sư Nguyễn Mạnh Tường, một trí thức chân chính, vì chính kiến riêng mà phải chịu một cuộc sống đau khổ hơn ba mươi năm. Cuối đời, năm 1989, ông được học trò và người thân mời trở lại thăm nước Pháp vào đúng lúc Đông Âu đang xảy ra biến cố. Phóng viên Báo Le Monde đã phỏng vấn ông. Theo tâm lý thường tình, người ta nghĩ ông sẽ thực hiện “un coup pied de l’âne” (cú đá của con lừa thừa cơ người khác đang gặp khó khăn). Nhưng với nhân cách của một trí thức chân chính không cho phép ông hành xử như vậy.

  • PV: Ngài thấy chủ nghĩa cộng sản bây giờ thế nào?
  • GS Nguyễn Mạnh Tường (NMT): Trước hết các ông đừng lẫn lộn chủ nghĩa cộng sản, mà nhiều trí thức Pháp đã coi là hy vọng cuối cùng của loài người, với những người đã thực hiện nó.
  • PV: Vậy ngài thấy các lãnh tụ cộng sản thế nào?
  • GS NMT: Cũng như vậy, các ông chớ xếp chung các lãnh tụ cộng sản vào một gói. Làm sao có thể đặt ngang hàng Xêauxetxcu với Hồ Chí Minh? Các ông đều biết Cụ Hồ đến khi chết vẫn chỉ có hai bộ quần áo ka ki đã sờn và một đôi dép lốp cao su vẹt gót.
  • PV: Liệu Việt Nam có như Đông Âu không?
  • GS NMT: Đảng Cộng sản Việt Nam cũng có những sai lầm, nhưng không ai quên công lớn của Đảng đã lãnh đạo nhân dân giành lại độc lập, thống nhất, giải phóng dân tộc.

cho sự nghiệp Từ bi – Trí tuệ – và Hòa bình

Harvard vinh danh Thiền Sư Thích Nhất Hạnh

cho sự nghiệp Từ bi – Trí tuệ – và Hòa bình

Lê Nguyên tổng hợp
 
***
Trong khuôn khổ của chương trình Giáo dục thường xuyên thuộc ngành y (Continuing Medical Education) của Viện đại học Harvard. Được tổ chức bởi Trường đại học Y khoa Harvard (Harvard Medical School) mà đứng đầu là các Giáo sư danh tiếng như: Christopher Germer, Judy Reiner Platt và Ronald D. Siegel vào các ngày 11 và 12 tháng Chín 2013 tại thính đường lớn của Boston Park Plaza Hotel, với một ban Giảng huấn hùng hậu gồm 14 vị Giáo sư đứng đầu là Thiền sư Thích Nhất Hạnh, sau đó mới tới các vị Giáo sư danh giá như: Lilian Cheung, Alice Domar, Elissa Ely, Christopher Germer, Devon E. Hinton, Judith V. Jordan, Jon Kabat-Zinn, David Leisner, Judy Reiner Platt, Susan M. Pollak, Ronal Siegal, David A. Sieberweig và Barent Walsh.
Học viên là các Bác sĩ y khoa, các nhà Tâm lý học, Giáo chức, Nhà văn, Tác giả, Khảo cứu gia, v.v… Mỗi học viên là Bác sĩ y khoa phải chi trả tới 475 đô-la Mỹ cho khóa học chỉ có 2 ngày, thành phần còn lại được hưởng giá đặc biệt hơn nhưng cũng gần 400 Mỹ kim cho một người. Vậy mà con số ghi danh tham dự lên đến hơn 1100 người, và đó cũng là lý do chính để Ban tổ chức chọn thính đường lớn nhất của Boston Park Plaza Hotel làm nơi thuyết giảng.
 
Thíền tọa trong công viên sau một cuộc thiền hành
Chủ đề của khóa học là Thiền Tập và Tâm Lý Trị Liệu (Meditation and Psychotherapy) thế nên Chương trình đã dành trọn một ngày cho vị Thiền sư người Việt và tăng đoàn Làng Mai thuyết giảng và hướng dẫn thiền tập trong một khóa học chỉ có 2 ngày. Trong khi cả một ban giảng huấn có tới 13 vị Giáo sư danh giá của Harvard mà chỉ có một ngày để chia nhau thuyết trình cho thấy nhu yếu thiền tập đời sống tỉnh thức của đạo Bụt qua pháp môn của Làng Mai đã trở thành bộ môn quan trọng dường nào của giới Khoa học, và Giáo dục của Viện đại học Harvard nói riêng và mọi ngành, mọi giới nói chung như chúng ta vừa mới chứng kiến Thiền sư Thích Nhất Hạnh và Tăng đoàn Làng Mai hướng dẫn cho tập đoàn lãnh đạo cùng nhân viên của World Bank tại Tổng hành dinh Trung ương ở Washington DC đồng thời truyền chân cho tất cả các chi nhánh có mặt trên 168 quốc gia.
 

Sự nghiệp từ bi, trí tuệ và hòa bình

Trước giờ Thiền Sư thuyết giảng, Giáo sư Julio Frenk, Trưởng khoa Sức khỏe Cộng đồng của Đại Học Harvard đã long trọng giới thiệu Thiền sư Thích Nhất Hạnh trước một cử tọa hàng ngàn người toàn là khoa bảng thượng thặng, những người con ưu tú của Hiệp chủng quốc Hoa Kỳ. Tiếp theo Giáo sư Julio Frenk – đại diện trường Đại Học Y Khoa Harvard và tổ chức Cambridge Health Alliance đã trân trọng trao tặng Thiền Sư tấm biển đồng Danh dự, công nhận Thiền Sư là một người đi tiên phong và nỗ lực không mệt mỏi cho sự nghiệp phát triển trí tuệ, từ bi và hòa bình (to the most Venerable Thich Nhat Hanh for your pioneering and tireless efforts in cultivating compassion, wisdom and peace). Tấm biển đồng được ký tên bởi hai vị: Giáo sư Caroline Shields Walker, Trưởng khoa Y (Faculty of Medicine), và Giáo sư Jack D. Burke, Trưởng khoa Tâm Lý Trị Liệu của trường Đại Học Y Harvard.
Biểu đồng danh dự Caroline và Jack D tặng.JPG
Đáp lại nghĩa cử cao quý và chân thành của Ban tổ chức, Thiền sư Thích Nhất Hạnh khiêm cung phát biểu, xin trích:“Cảm ơn sự tin tưởng và thương yêu của quý vị. Chúng tôi, tăng thân Làng Mai, luôn luôn học hỏi, thực tập và phụng sự như một đoàn thể, một cộng đồng, một tăng thân, nên sự tin tưởng, niềm thương yêu và vinh dự này là dành cho tất cả mọi thành phần của tăng thân, trong đó có hàng trăm vị đang ngồi trong thính chúng.”
 
Giáo sư Julio Frenk trao tặng Thiền Sư bảng đồng Danh Dự
Cùng ngày, Giáo sư Julio Frenk, Trưởng khoa Đại học Y tế Công cộng Harvard (Harvard School of Public Health) cũng đã trao tặng Thiền sư Thích Nhất Hạnh Chứng thư công nhận Thiền Sư là Nhà Lãnh Đạo Toàn Cầu cho Phong Trào vì Hòa Bình, Nhân Quyền và Sức Khỏe Cộng Đồng (Harvard School of Public Health hereby recognizes Zen Master Thich Nhat Hanh as a global leader for peace, human rights, and health). Chứng thư có nội dung như sau: “Trường Đại học Sức khỏe Cộng đồng Harvard bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đối với Thiền Sư Thích Nhất Hạnh về những lời dạy và pháp môn thực tập của Thiền Sư nhằm thúc đẩy một hướng đi chánh niệm phục vụ cho sức khỏe và hạnh phúc của cộng đồng; cũng như về những đóng góp nhiều mặt của Thiền Sư với tư cách một học giả và một nhà hoạt động vì hòa bình cho thế giới.”
 
Chứng thư do giáo sư Julio Frenk, Trưởng khoa của Đại học Sức khỏe Cộng đồng Harvard trao tặng
Đặc biệt, không biết duyên cớ gì mà có một ký giả phải đổi đường bay tới hơn hàng chục ngàn cây số từ Hà Nội qua Washington DC, đến Boston, v.v… âm thầm đi theo bước chân của vị Thầy tâm linh cùng huyết thống để ghi chép, đưa tin chia sẻ tuệ giác của Thiền sư Thích Nhất Hạnh với đồng bào quê nhà.Phải chăng đây là một trong những ứng hiện của quy luật bù trừ trước những thiệt thòi của giống nòi Việt liên tục xảy ra từ trong chiến tranh cho chí hàng chục năm sau của hòa bình!
Và đây là một trong những bài đầu tiên của Ký giả H. A. S. đã gửi về cho Đài tiếng nói Việt Nam ở Hà Nội và được phát thanh trên làn sóng cũng như đăng trên trang web của Đài. Chúng tôi xin chép lại như dưới đây.
Lê Nguyên tổng hợp.
 

Đi học “nghệ thuật chuyển hóa khổ đau” giữa lòng nước Mỹ

Thứ Hai, 16/09/2013 10:53
Radiovietnam- Thiền sư Thích Nhất Hạnh đã có những chia sẻ ý nghĩa trong buổi nói chuyện có chủ đề “nghệ thuật chuyển hóa khổ đau” tại Khách sạn Boston Park Plaza (Mỹ) ngày 12/9 vừa qua.
Làm thế nào để chế ngự được những âu lo, sợ hãi? Bằng cách nào để chuyển hóa được những nỗi khổ, niềm đau? Con đường nào đưa ta đến cuộc sống thảnh thơi, an lạc, ngập tràn hạnh phúc và tình yêu thương? Chỉ có một con đường duy nhất, đó là nghệ thuật chánh niệm, là ý thức hơi thở, là nghệ thuật lắng nghe sâu và sử dụng ngôn từ ái ngữ…
Với thiền sư Thích Nhất Hạnh, đó chính là những phương pháp chánh niệm có công năng trị liệu đặc biệt, mang lại cho chúng ta tuệ giác và tình yêu thương đối với chính bản thân mình và đối với mọi người, mọi loài mà thiền sư đã chia sẻ trong buổi nói chuyện về chủ đề “nghệ thuật chuyển hóa khổ đau” tại Khách sạn Boston Park Plaza (Mỹ) ngày 12 tháng 9 vừa qua…
Ý thức hơi thở
Hạnh phúc hiện ra ngay bây giờ và ở đây.
 
Buổi nói chuyện của Thiền sư Thích Nhất Hạnh do trường Đại học danh tiếng hàng đầu nước Mỹ Harvard tổ chức tại tiền sảnh của Khách sạn Boston Park Plaza đã thu hút đông đảo giới mộ điệu nước Mỹ, trong đó, phần lớn là giới trí thức, thượng lưu, doanh nhân, chính trị gia, trong đó, có cả gia đình cố Tổng thống Mỹ John F.Kennedy.
1.200 vé đã bán hết vèo trong vòng 3 ngày với giá cao ngất ngưởng: 450 đô-la/vé đã chứng tỏ sức hút đặc biệt của Thiền sư Thích Nhất Hạnh. Song điều đó cũng cho thấy phần nào tảng băng chìm trong đời sống tâm linh nước Mỹ.
Dường như người Mỹ cũng đang phải đối diện với những khổ đau, những căng thẳng, âu lo và sợ hãi. Dường như chính họ cũng đang bế tắc trong việc truy tìm bến bờ của hạnh phúc, của an lạc.
Một bác sĩ tâm lý trị liệu tham dự buổi nói chuyện tâm sự với tôi:“Tôi đã tư vấn, trị liệu thành công cho hàng ngàn bệnh nhân mắc bệnh trầm cảm, u uất, đau khổ. Nhưng chính tôi nhiều lúc cũng bị căng thẳng, lo sợ, hoang mang. Tôi đến đây là để nghe một trong những vị thiền sư danh tiếng nhất thế giới nói về phương pháp chánh niệm để vận dụng trong công việc tâm lý trị liệu. Song trước tiên, tôi muốn trị liệu tâm lý cho chính tôi”.
Thiền sư Thích Nhất Hạnh ngồi an nhiên trong tư thế kiết già trên bục giảng sân khấu. Khuôn mặt thầy bình thản, đôi mắt sáng, tinh anh, giọng thầy nhỏ nhẹ, đều đều như hơi thở. Thầy bắt đầu câu chuyện bằng việc theo dõi hơi thở.
Mọi người ở dưới ồ lên. “Tưởng thiền là điều gì khó khăn ghê gớm chứ theo dõi hơi thở của mình thì đơn giản quá”. Thầy mỉm cười. Cái cười độ lượng, nhân từ. “Ta thở vào và theo sát hơi thở xuống dưới bụng. Trong khi thở, ta nhủ thầm “Con đã về”. Rồi ta theo dõi hơi thở ra từ đầu cho đến cuối trọn vẹn, thỏa mái, đồng thời nhủ thầm “Con đã tới”. Chỉ bằng một động thái đơn giản như thế, tâm ta lập tức sẽ trở về với thân, tiếp xúc với một sự thật màu nhiệm tuyệt vời là ta đang còn sống trong giây phút hiện tại và đây là giây phút hạnh phúc”. Thiền sư Thích Nhất Hạnh gọi đó là hơi thở có ý thức, hơi thở chánh niệm.
Mọi người ở dưới chậm rãi thực hành theo. Thân thể thả lỏng, mắt từ từ nhắm lại. Chậm rãi theo dõi hơi thở. Thở vào: “con đã về”. Thở ra: “con đã tới”. Và ngay lập tức, dường như mọi người đã nhanh chóng thoát ra khỏi những lo toan, ồn áo huyên náo trong đầu, và bước vào một trạng thái thức tỉnh khác lạ. Khuôn mặt ai cũng trở nên thư thái. Có lẽ, họ đã hiểu, thế nào là giây phút hiện tại.
Thiền sư giảng giải:“Chúng ta thường bị mắc kẹt trong những ưu sầu vì nuối tiếc quá khứ và lo lắng, sợ hãi cho tương lai. Chúng ta cho rằng hạnh phúc chưa thể có trong hiện tại và chúng ta cần phải có nhiều điều kiện hơn nữa mới thực sự có hạnh phúc. Đó chính là lý do khiến chúng ta khổ. Theo lời dạy của Đức Thế Tôn, tất cả những gì chúng ta đang cần tìm đều có mặt trong giây phút hiện tại. Nếu chúng ta biết thực tập hơi thở ý thức và định tâm thì chúng ta có thể đi ra khỏi những khổ đau này và chạm tay vào những màu nhiệm của sự sống ngay trong giây phút này. Quá khứ đã đi qua, tương lai thì chưa tới, chỉ có duy nhất giây phút mà ta có thể thực sự sống. Đó là giây phút hiện tại.
Trong Kinh quán niệm hơi thở, Bụt đã chỉ dạy cho chúng ta những bài tập cụ thể để tạo dựng niềm vui, hạnh phúc, an lạc. Đó là một giáo pháp rất rõ ràng và sâu sắc. Nếu chúng ta biết cách tạo ra năng lượng niệm và định thì chúng ta có thể tiếp xúc với vô vàn hạnh phúc đang có mặt với ta ở đây, ngay bây giờ.
Chẳng hạn như chúng ta tiếp xúc với hai mắt. “Tôi đang thở vào và ý thức về hai mắt của tôi. Tôi đang thở ra và mỉm cười với hai mắt của tôi”. Khi ta thực tập như vậy thì tuệ giác sẽ nảy sinh. Chỉ trong hai, ba giây là ta có thể nhận thấy rằng: đôi mắt của mình vẫn còn sáng. Một thiên đường của màu sắc, hình ảnh đang hiện ra trước mặt. Đối với những người bị khiếm thị, thiên đường ấy, chưa một lần họ nhìn thấy. Vì vậy mà đôi mắt là một trong những điều kiện căn bản để có hạnh phúc. Ta chỉ cần thở vào thể thắp sáng ý thức rằng, mình đang có một đôi mắt sáng.
Buổi nói chuyện đã thu hút đông đảo giới mộ điệu nước Mỹ.
Ta cũng có thể thực tập tiếp xúc với trái tim mình: “Tôi đang thở vào và ý thức về trái tim của tôi. Tôi đang thở ra và tiếp xúc với trái tim của tôi”. Khi chúng ta sử dụng năng lượng chánh niệm, chúng ta sẽ khám phá ra rằng: trái tim mình đang đập bình thường trong khi biết bao người bị hở van tim, rối loạn động mạch vành. Họ có thể bị đột quỵ bất cứ lúc nào. Nếu ta cứ tiếp tục thực tập như vậy thì ta sẽ tiếp xúc được với vô vàn hạnh phúc đang có mặt trong ta, quanh ta.Đó là tập chánh niệm, nghĩa là đem tâm trở về với thân và an trú trong giây phút hiện tại.
Nếu mình hoàn toàn có mặt trong giây phút này, mình có thể nhìn sâu hơn để bước một bước chân ý thức trên hành tinh đẹp đẽ này hay thở vào một hơi để ý thức là ta đang sống trong cõi niết bàn, tịnh độ.Và khi ta ở trong cõi thiên đàng thanh tịnh đó rồi thì ta đâu cần phải mệt nhọc chạy theo những danh tiếng, tiền tài, địa vị hay những dục lạc khác. Bình an, niềm vui, hạnh phúc có thể đạt tới ngay. Và sự thực tập này đủ đơn giản cho tất cả mọi người”.
Không có bùn, không có sen và nghệ thuật chuyển hóa khổ đau
 
Sảnh khách sạn đông nghẹt người mà im phăng phắc. Có thể nghe thấy tiếng thở chánh niệm đều đều của những người ngồi kề bên. Trên bục giảng, thiền sư Thích Nhất Hạnh vẫn thuyết pháp với giọng điệu nhẹ nhàng, thong dong.
Những lời giảng của ngài như những giọt sương trong vắt cứ nhẹ nhàng rơi, nhẹ nhàng thấm từng giọt, từng giọt vào những tâm hồn cằn khô vì lo toan, phiền muộn, sầu khổ. “Ai trong chúng ta cũng chẳng có ít nhiều khổ đau. Nhiều người thường sợ phải đối diện và chìm đắm trong biển khổ đau của mình nên tìm mọi cách trốn chạy. Đọc sách báo, xem ti vi, uống rượu, hút thuốc phiện… hoặc vùi đầu trong công việc chồng chất.
Chúng ta không biết làm cách nào để đối diện và chuyển hóa những khổ đau ấy. Chính vì điều này mà trong Kinh quán niệm hơi thở, Bụt khuyên chúng ta trở về và nhận diện những khổ đau trong ta.
Nếu chúng ta biết cách thực tập hơi thở có ý thức, thực tập đi chánh niệm, lái xe chánh niệm và ăn chánh niệm mỗi ngày thì năng lượng chánh niệm trong ta sẽ đủ mạnh để giúp ta trở về, ôm ấp, vuốt ve những lo lắng, sợ hãi, buồn khổ trong lòng và chỉ vài phút sau, những niềm đau, nỗi khổ sẽ vơi đi nhiều. Giống như một bà mẹ bỗng nghe tiếng con khóc. Bà sẽ chạy đến, ôm đứa con vào lòng với tất cả sự trìu mến. Bà mẹ chưa biết chuyện gì xảy ra với đứa bé nhưng cử chỉ yêu thương ấy sẽ làm cho nó hết khóc, hết khổ ngay lập tức. Năng lượng chánh niệm cũng vậy. Chúng ta chưa biết gốc rễ của những niềm đau, nỗi khổ trong ta nhưng nếu ta ôm lấy niềm đau ấy một cách dịu dàng với năng lượng chánh niệm, ta có thể làm dịu đi nhanh chóng cơn đau nhức ấy.
Trong Kinh về Bốn sự thật mầu nhiệm (Tứ Diệu Đế), Bụt đã chỉ cho ra cho ta sự thật thứ nhất là khổ. Sự thật thứ hai là bản chất của khổ. Nếu chúng ta biết cách lắng nghe sâu những khổ đau trong chính mình và nhìn sâu vào bên trong với năng lượng của chánh niệm và chánh định thì chúng ta sẽ hiểu được những gốc rễ đưa tới khổ đau đó và thoát khỏi nó. Cái hiểu sẽ làm phát khởi tình thương ngay trong trái tim ta.
Nếu ai đó hỏi tôi rằng: “Làm thế nào để chế tác tình thương yêu?”. Tôi sẽ nói rằng:Chỉ có một cách duy nhất là hãy nhìn sâu vào niềm đau, nỗi khổ của chính mình và tìm cách hiểu chúng. Nếu không, ta không thể hiểu được những khổ đau của người khác và không thể thương yêu ai được”.
Trong các phương pháp tu tập mà Bụt chỉ dạy, có một phương pháp gọi là lắng nghe với tâm từ bi và sử dụng ngôn từ hòa ái. Lắng nghe với tâm từ bi có thể giúp nối lại sự truyền thông.
Nhiều người trong chúng ta luôn tìm cách trốn chạy khỏi chính mình, bởi vì chúng ta không biết cách lắng nghe nỗi khổ của chính mình.Khi chúng ta bắt đầu hiểu được niềm đau của chính mình thì chúng ta có thể truyền thông được với chính mình dễ dàng hơn, nhờ đó, chúng ta sẽ dễ dàng truyền thông với người khác.
Ta có thể nói với người vợ đang khổ đau của ta rằng: “Em ơi! Anh biết em đã chịu nhiều đau khổ. Vậy mà, nhiều năm qua, anh đã làm những điều không phải khiến em khổ thêm bởi anh đã không hiểu được những khổ đau của chính anh và cả của em nữa. Hãy giúp anh em nhé! Hãy nói cho anh biết tất cả những khó khăn của em. Ạnh không muốn tiếp tục phạm phải những sai lầm trước đây và làm cho em khổ thêm nữa”. Nếu mình có thể nói với người thương của mình bằng ngôn ngữ như vậy thì người đó có cơ hội mở lòng mình ra. Khi đó ta có thể áp dụng phương pháp lắng nghe với tâm từ bi. Người thương của ta sẽ bớt khổ liền.
 Khi ta đau khổ, ta có xu hướng nghĩ rằng khổ đau của ta là do một người khác gây ra. Chúng ta muốn trừng phạt người đó bởi vì họ đã làm cho ta khổ. Nhưng khi chúng ta thực tập hơi thở có ý thức và nhìn sâu vào nỗi khổ, niềm đau của người đó thì ta sẽ thấy rằng người đó cũng chỉ là nạn nhân của chính khổ đau trong lòng họ nên họ cần được giúp đỡ chứ không đáng bị trừng phạt.
Hoa sen không thể mọc và tỏa hương nếu không có bùn. Hạnh phúc và khổ đau cũng vậy, chúng nương vào nhau. Chúng ta không thể thấy được hạnh phúc ngọt ngào nếu như chưa nếm trải vị cay đắng của khổ đau. Nếu ta chưa bao giờ bị đói, ta sẽ không biết trân quý món ăn. Nếu ta chưa bao giờ thấy chiến tranh, ta sẽ không thấy được giá trị của hòa bình. Nếu chúng ta biết áp dụng sự thực tập chánh niệm vào đời sống hàng ngày thì chúng ta có thể tạo ra hạnh phúc ngay bây giờ và ở đây. Năng lượng chánh niệm là suối nguồn của hạnh phúc nhưng năng lượng đó không thể mua được trong siêu thị mà chỉ có thể do chính bản thân ta tự chế tác ra”.
Hơn ngàn quan khách đồng loạt đứng dậy vỗ tay tán thưởng. Khuôn mặt ai cũng ngời lên niềm xúc động, hạnh phúc, hoan hỉ. Trên bục giảng, thiền sư Thích Nhất Hạnh nở nụ cười rạng rỡ.
Ngài giơ đôi bàn tay lên vẫy vẫy – cách tán thưởng của ngài, trông đôi tay như hoa nở. Cả ngàn người bên dưới cũng giơ tay lên vẫy theo trông như một rừng hoa. Rồi ngài chậm rãi bước xuống, hướng dẫn mọi người đi bộ trong chánh niệm. Ngài đi trước, bước từng bước chậm rãi, thảnh thơi. Hàng ngàn người thong thả bước theo. Họ đi trong im lặng. Mỗi bước chân là một niệm cho an lạc, hòa bình, hạnh phúc, thương yêu.
Những bước đi thong dong, an nhiên như sen nở đưa dòng người chảy ra đường, hướng đến công viên Boston. Xe ô tô đang rầm rập chạy trên đường bỗng dừng lại. Những hành khách đang hối hả sải bước trên hè cũng dừng lại, nhường đường cho dòng người thiền hành trong im lặng chuyên chở biết bao năng lượng yên bình, hạnh phúc…

Riêng Tư: UBS l ĐTX

Đây là nội dung riêng tư. Cần phải nhập mật khẩu để xem tiếp:

Đặng Tính (13): Hồi ức về một thời 'vào hang bắt cọp'

Hồi ức về một thời ‘vào hang bắt cọp’

Chúng tôi vừa gặp lại Đại tá Nguyễn Văn Hội, nguyên Trung đoàn trưởng Trung đoàn 238, Sư đoàn 363 (Quân chủng PK-KQ), người đã trực tiếp chỉ huy đơn vị hành quân từ miền Bắc vào chiến trường Vĩnh Linh, tìm cách tiêu diệt “siêu pháo đài bay” B-52 của Mỹ. Hồi ức về một thời “vào hang bắt cọp” được ông tái hiện lại khá rõ nét.

“Vào hang bắt cọp”

Tháng 4/1965, Trung đoàn tên lửa phòng không 238 được thành lập do Đại tá Nguyễn Văn Hội làm Trung đoàn trưởng. Một năm sau, tháng 4/1966, nhận lệnh của cấp trên, bác Hội dẫn Trung đoàn của mình vượt mưa bom bão đạn vào phối hợp tác chiến với Quân khu 4 tìm cách đánh B-52. Sở chỉ huy Trung đoàn 238 lúc này đang đóng ở Nghi Lộc (Nghệ An) được lệnh “vào hang bắt cọp”, đưa tên lửa vượt sông Lam vào Vĩnh Linh (Quảng Trị) tiêu diệt B-52.

Đem tên lửa vào Vĩnh Linh là một điều không hề đơn giản. Việc một chiếc ôtô bình thường đi đến cầu Hiền Lương khi địch không tiếc bom đạn vãi xuống đã khó, huống chi việc đưa cả một đơn vị tên lửa với hàng trăm chiếc xe các loại vào đến Vĩnh Linh an toàn. Các chuyên gia Liên Xô đều lắc đầu ngao ngán: “Đường xấu lắm, tên lửa chúng tôi sản xuất ra không thể đi đường như thế được”- Đại tá Nguyễn Văn Hội nhớ lại.

Bàn cách đánh B-52 trên chiến trường Quảng Trị

Thắng lợi bước đầu

Vận chuyển được cả tiểu đoàn tên lửa vào đến Vĩnh Linh đã khó, bảo đảm an toàn được các trang thiết bị và lực lượng cũng không phải là điều dễ dàng. Cùng với sự trợ giúp đắc lực của bộ đội và dân quân địa phương, bộ đội tên lửa đã ngày đêm đào hầm đưa khí tài, tên lửa xuống để bảo quản, tránh bom đạn Mỹ bắn phá. Đại tá Nguyễn Văn Hội kể:

– Đồng chí Chính ủy Quân chủng PK-KQ Đặng Tính lúc đó có nói với chúng tôi như thế này: “Vận chuyển cả một tiểu đoàn tên lửa vào Vĩnh Linh an toàn đã là một huyền thoại và có thể phong anh hùng lần thứ nhất. Đến Vĩnh Linh, đem hết được số tên lửa ấy xuống hầm an toàn đã có thể phong anh hùng lần thứ hai. Bảo đảm, xác định thông số kỹ thuật chính xác và tập trung được lực lượng khi có B-52 đã có thể phong anh hùng lần thứ ba. Khi B-52 đến, bắn hạ được nữa là các anh đã bốn lần anh hùng”.

Cái giá không nhỏ

Khi triển khai lực lượng, bộ đội tên lửa đã phải trả một cái giá không nhỏ để mang về chiến thắng. Phải mất một thời gian dài mới tìm ra cách để đối phó với thủ đoạn gây nhiễu điện tử của địch. Hàng trăm quả đạn bắn đi lại rơi xuống, khiến ta bị thiệt hại nặng nề.

Bên cạnh đó, địch liên tục bắn thăm dò và đe dọa lực lượng của ta. Cả tiểu đoàn 83 đã bị bom tọa độ Mỹ phá hỏng, không quân Mỹ đã dùng pháo 20 ly bắn thăm dò và trúng vào bệ tên lửa. Phát hiện mục tiêu của ta, chúng vãi bom đạn, đánh liên tục 3 ngày đêm. Tiếp đó, chúng lại sử dụng pháo mặt đất ở bờ Nam – Hiền Lương bắn sang và pháo ở ngoài biển bắn vào. Tiểu đoàn 81 cũng bị Sơ-rai (tên lửa không đối đất) của địch bắn hỏng.

Hai Tiểu đoàn 82 và Tiểu đoàn 84 cũng bị thiệt hại nặng nề. Trong ba ngày đêm ác liệt ấy, hơn 500 cán bộ, chiến sĩ của Trung đoàn 238 đã ngã xuống; nhiều bộ khí tài đã bị phá hủy, trong khi ta vẫn chưa hạ được B-52. Chỉ huy Trung đoàn 238 đã quyết định sáp nhập hai tiểu đoàn bị tổn thất nhẹ hơn, lấy tên là Tiểu đoàn 84 để đối phó với B-52 của địch.

Chiến thắng xoa dịu nỗi đau

Cơ hội đã đến khi Mỹ chủ quan cho rằng chúng đã phá hỏng toàn bộ tên lửa của ta. Lợi dụng điều đó, bộ binh ta trực tiếp tấn công quân Mỹ ra sát bờ Nam sông Bến Hải, buộc địch phải điều B-52 ra yểm trợ hỏa lực cho bộ binh Mỹ. “Với sự chuẩn bị chu đáo và tinh thần quyết tâm lớn, Tiểu đoàn 84 đã hạ gục 2 máy bay B-52 của Mỹ tại trận địa Nông trường Quyết Thắng, Vĩnh Linh vào lúc 19 giờ ngày 17/9/1967. Tất cả chúng tôi đều vỡ òa trong niềm vui sướng”- Đại tá Nguyễn Văn Hội bồi hồi nhớ lại.

Tin vui như cánh chim nhanh chóng bay đi. Bác Hồ đã gửi thư khen và quyết định tặng thưởng Huân chương Quân công hạng Nhì cho Tiểu đoàn 84.

Sau bao mất mát, hy sinh, bộ đội tên lửa phòng không đã lần đầu tiên hạ gục “siêu pháo đài bay” B-52 của Mỹ. Chiến thắng ấy là điều kỳ diệu, xoa dịu nỗi đau mất mát. Cái giá phải trả không hề nhỏ, nhưng chiến thắng này là sự mở màn ngoạn mục cho hàng loạt những chiến thắng tiếp đó, mà điển hình nhất là kỳ tích “Hà Nội – Điện Biên Phủ trên không”.

Nguyễn Hương Bưởi

Đặng Tính (12): trong Hồi ức của Bà Hoàng Mu-ních

Phần thứ ba trích Ủy ban Đối ngoại những chặng đường lịch sử

HỒI ỨC CỦA MỘT SỐ THÀNH VIÊN UỶ BAN ĐỐI NGOẠI
CỦA QUỐC HỘI VÀ CÁN BỘ VỤ ĐỐI NGOẠI 

ĐÊM QUỐC YẾN

Vũ Mão

Chủ nhiệm UBĐN Quốc hội (khoá XI)

Đoàn đại biểu cấp cao của Quốc hội Việt Nam do Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Văn An dẫn đầu thăm Vương quốc Cam-pu-chia trong những ngày cuối tháng 12/2002. Quốc Vương Xi-ha-núc đã tiếp Đoàn rất trân trọng. Đặc biệt Quốc Vương đã tổ chức một đêm Quốc yến chiêu đãi Đoàn. Câu chuyện rất gần gũi, Quốc Vương phấn khởi đánh giá những thành tựu mà Việt Nam đạt được trong thời gian qua. Đặc biệt, Quốc Vương rất xúc động khi ôn lại những kỷ niệm xưa; cảm phục tấm gương cao cả của đồng chí Đặng Tính hy sinh thân mình để bảo vệ Quốc Vương trên tuyến đường Trường Sơn những ngày chống Mỹ cứu nước trong chuyến đưa Quốc Vương trở về thăm Cam-pu-chia; ơn nghĩa này không bao giờ có thể quên được. Bà Hoàng Mu-ních cho biết Bà đã ghi lại ba cuốn hồi ký về chuyến đi lịch sử đó. Hai vị tha thiết muốn tìm lại những người thân của đồng chí Đặng Tính để kể lại cho họ câu chuyện cảm động ngày xưa và được đền đáp phần nào công ơn to lớn với gia quyến của đồng chí Đặng Tính.

Trong đêm Quốc yến còn có một kỷ niệm khó quên đối với tôi là, Quốc Vương đã say sưa nghe bài hát “Huy hoàng Angkor” của tôi đến ba lần. Bài hát do dàn nhạc Hoàng gia chơi và Quốc Vương yêu cầu chính tôi thể hiện bài hát ấy.

Tôi đã kịp thời ghi lại một vài cảm xúc của đêm hôm ấy trong bài thơ:

 Hạnh phúc ngập tràn vui đắm say
Hoàng cung Quốc yến ấm vòng tay
Tri ân tri kỹ đằm tâm huyết
Nguyện ước bang giao cao phúc dày

 Tình nghĩa láng giềng thêm gắn bó
Người con Đất Việt chí kiên trung
Tấm gương Đặng Tính Trường Sơn ấy
Bảo vệ Quốc Vương nghĩ thuỷ chung 

Cao thẳm bầu trời lấp lánh sao
Nụ cười nhân hậu nét thanh tao
Bồi hồi xúc động tâm can thấu
Ký ức xót thương giọt máu đào 

Xa vãng một thời đời giông bão
Đồng quê rực nắng mát xanh trong
Biển Hồ bát ngát thơm hương gió
Tươi đỏ phù sa thắm Cửu Long.

Hà Nội, ngày 1/5/2007

Đặng Tính (11): đi ra mặt trận

THƠ CỦA NGUYÊN LIỆT SĨ ĐẠI TÁ ĐẶNG TÍNH – CHÍNH ỦY BỘ ĐỘI TRƯỜNG SƠN TẶNG CÁC CHIẾN SĨ LÁI XE

 DT
Đại tá Đặng Tính (1920 – 1973) lên đường nhận nhiệm vụ Chính ủy Bộ Tư lệnh Trường Sơn, mang theo quyết tâm chiến lược của Bộ Chính trị và Quân ủy Trung ương quyết giành thắng lợi quyết định trong năm 1972. Lúc này, đoàn 559 được giao nhiệm vụ bảo đảm yêu cầu tác chiến, đồng thời chuẩn bị tích cực cho cuộc tiến công chiến lược 1972. Quân ủy cũng chỉ đạo thực hiện ngay việc xây dựng tuyến đường Đông Trường Sơn.
Do được rèn luyện, trưởng thành qua 2 cuộc chiến, với tầm nhìn xa trông rộng lớn, chỉ sau một tháng vào tuyến đường Hồ Chí Minh, Chính ủy Đặng Tính đã viết một bài báo với đầu đề Đường Hồ Chí Minh với thời đại. Bài báo đã đánh giá được vai trò của tuyến đường, cũng như nghiên cứu các hình thức vận tải ở đây để có hướng xây dựng tuyến đường, đảm bảo vận chuyển lương thực, vũ khí cho cuộc kháng chiến chống Mỹ… Từ ngày vào Trường Sơn đến ngày 20.5.1972, ông đã tham gia 3 chiến dịch vận chuyển lớn, đi suốt tuyến Tây Trường Sơn sang Đông Trường Sơn. Không chỉ vậy, ông cùng với Thiếu tướng Hoàng Kiện chỉ huy tác chiến Đường 9 Hạ Lào, giải phóng Phalan, Salavan. Sau đó, cùng Phó Chính ủy Lê Xy, Phó Tư lệnh Phan Khắc Hy trực tiếp chỉ huy các lực lượng Bộ đội Trường Sơn chiến đấu trong trung tâm đánh phá ác liệt của máy bay B52 của địch, để mở đường tránh, tổ chức chỉ huy binh chủng cao xạ chiến đấu bảo vệ vận tải, cầu đường…
Vào đầu năm 1973, để chuẩn bị cho thời cơ mới, Bộ Tư lệnh Trường Sơn phân công cán bộ nắm tình hình toàn tuyến để xây dựng kế hoạch, báo cáo với Quân ủy Trung ương và Bộ Quốc phòng. Tư lệnh Đồng Sỹ Nguyên đi hướng Đông, Chính ủy Đặng Tính đi về hướng Tây. Trên đường đi, do xe bị trúng mìn của địch, Chính ủy Đặng Tính đã hy sinh. Tuy nhiên, trong chuyến đi ấy, Chính ủy thì đã kịp phổ biến chiến lược quân sự để đối phó với tình hình lúc đó… Tuy thời gian sống và chiến đấu trên tuyến đường Trường Sơn ngắn, nhưng Chính ủy Đặng Tính đã có những đóng góp quan trọng trong việc xây dựng tuyến đường và thắng lợi của Bộ đội Trường Sơn trong giai đoạn chuyển biến rất quan trọng của chiến tranh.Không chỉ là một chỉ huy giỏi, Chính ủy Đặng Tính còn là một người anh, người bạn thân thiết của bộ đội Trường Sơn. Những lúc rảnh rỗi, ông cắt tóc, lợp lán cho chiến sỹ, nói chuyện thời sự và đọc thơ cho bộ đội nghe, tìm hiểm tâm tư nguyện vọng của cán bộ chiến sỹ… Vào 559, chỉ trong thời gian ngắn, ông đã đi hầu khắp các đơn vị, binh chủng, đặc biệt là các đơn vị ở gần chiến trường, đơn vị trọng điểm. Ông đến tận nơi các chiến sỹ đang làm nhiệm vụ, hỏi thăm sức khỏe, đời sống, tình hình công việc và gia đình… Trong lòng những bộ đội Trường Sơn hôm nay vẫn còn ghi dấu biết bao kỷ niệm về Chính ủy Đặng Tính trong cuộc sống và chiến đấu.
Sống trong bom đạn và phải đối mặt với gian khổ, hy sinh, nhưng Chính ủy Đặng Tính vẫn biến những cảm xúc của mình thành thơ để tặng chiến sỹ, tặng bạn bè và gửi vợ con nơi hậu phương. Mỗi hiện tượng chiến đấu, một nét vui buồn trong đời sống chiến sỹ Trường Sơn như một chiến sỹ thông tin dũng cảm, cô gái nuôi quân chăm chỉ, đảm đang, đến cả một cây cầu mới bắc qua sông Gianh… đều là tứ cho một bài thơ đẹp của ông. Thiếu tướng Nguyễn An nhớ lại: “Chính ủy Đặng Tính có tâm hồn nhạy cảm của một nhà thơ, nhưng anh khiêm tốn chỉ nhận mình là “lều thơ”, “lán thơ”, chứ chưa được gọi là nhà”.
Trong cuộc đời hoạt động cách mạng, ngoài những chiến công, Chính ủy Đặng Tính còn để lại gần 100 bài thơ viết về cuộc sống và chiến đấu của bộ đội Trường Sơn…
Là một chỉ huy dày dạn kinh nghiệm, gương mẫu, yêu thương đồng đội, đồng thời là người “say thơ”, hình ảnh Chính ủy Đặng Tính với nụ cười rạng rỡ vẫn còn in đậm trong lòng các cán bộ và chiến sỹ Trường Sơn hôm nay.

ONG NGOAI2 IMG_0186 IMG_0178 IMG_0141 IMG_0130 IMG_0138